Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2016

Quyền được tiêu cực

Hình ảnh
Chú tác giả những dòng chữ trong hình ơi, chú đã làm thỏa mãn một người từng được mang tiếng là hay nhăn nhó hậm hực với đời. Bởi "cố gắng cảm thấy hạnh phúc hơn cũng vô ích như cố gắng trở nên cao ráo hơn". Họ nói với cháu rằng hãy nhìn những tấm gương luôn sống tươi vui hạnh phúc. Nhưng cháu hiểu có cả tỉ điều kiện đằng sau khiến họ như thế (trong đó bao gồm cả yếu tố di truyền). :) Họ nói rằng: Nói thế là chưa tích cực, còn tiêu cực. Thì cháu không trách họ. Vì cháu hiểu sự bùng nổ của sách self-help cùng với vô vàn khóa học tào lao xí bột mà người ta bỏ tiền để mua về rồi tin lấy tin để (như thể không tin thì sẽ phí tiền) đã khiến họ như thế. Đã khiến họ tin rằng có một thứ siêu năng lực gọi là "trở nên tích cực", gặp bất kì chuyện gì chỉ cần bấm công tắc tích cực. Cháu không tin. Cháu những muốn nói rằng ở đâu ra một quan niệm nhìn đời đơn giản như vậy. Tích cực vô điều kiện ư, sao có thể? Con người chúng ta là một thực thể phong

Ảnh phim Hà chụp

https://www.flickr.com/photos/150201030@N03/

Ai làm cho bể kia đầy

Hình ảnh
Nó vẫn loay hoay tìm con đường cho riêng mình. Có những lúc, nó tưởng như đã tìm ra, tưởng như mình có thể từ đây bắt đầu một con đường mới. Nhưng những lúc như lúc này, nó cảm nhận được một tiếng gọi âm thầm, cất lên giữa những nỗi buồn, sự tổn thương, nỗi giận hờn, sự kiệt quệ. Tiếng gọi nhỏ bé mà dai dẳng, hình như nó đã từng nghe rất nhiều từ thời thơ bé, hình như nó cũng đã từng quên. Rằng, nó thuộc về công việc đó. Những ngày này, việc học mang lại cho nó nhiều niềm vui. Nó thích làm đứa học trò lẽo đẽo đi theo những người thầy giỏi, nó thích mang tới niềm vui cho họ bằng ánh mắt, bằng lời khen, bằng món quà, vì họ xứng đáng. Nó cảm giác như được quay lại quá khứ trong trẻo của chính mình, khi còn là một nữ sinh đầy say mê trên ghế nhà trường.  Nhưng nhớ lại xem, điều gì khiến nó đã từng say mê như vậy? Có phải là đam mê thuần t

Phân biệt

Thời xưa, khi thế giới còn phân biệt màu da, chủng tộc, Gandhi cũng như biết bao người nổi tiếng khác mà ta đều biết, đã đấu tranh không biết mệt mỏi để xóa đi những phân biệt đó. Giờ đây, sự bình đẳng tưởng như đã được xây dựng, ai cũng hiểu nó. Nhưng kỳ thực, phân biệt vẫn tồn tại ở những hình thức thật tinh vi và khó chịu. Hoàn cảnh xuất thân, vùng miền, giáo dục, tri thức, tiếng nói vẫn còn là những cái cớ chúng ta đưa ra để chứng minh mình khác biệt với người khác. Ở một xứ sở nọ, người ta nghiện cảm giác cao quý và khác biệt. Người ta nghiện tri thức, hiểu biết, nghệ thuật tới mức những chuyện ăn uống đi lại hàng ngày dường như đều là chuyện tầm thường không thể nào nghe nổi. Người ta cũng nghiện sự cô đơn, một cách thật lý thuyết, ngớ ngẩn, cho đó là hệ quả của việc mình quá ưu tú. Ở một nhóm khác, lại có những người coi việc bám đuôi, bợ đỡ những người "thanh cao" kia là một thú vui và nhờ thế cũng làm mình thanh cao thêm đôi phần. Người ta không cảm thấy có một cá

Căm ghét hay chỉ là ghen tỵ?

Hình ảnh
Đêm nay, trong lúc đạp máy may để sửa đồ cho cô, mình nghĩ nhiều về phim này - Atonement (Chuộc tội). Thì cũng như bao người, mình thích không khí thanh bình mát mẻ của nước Anh, tác giả dường như vì nó mà cố kéo thật dài phần đầu phim. Mình thích 2 anh chị diễn viên siêu đẹp và đẹp đôi. Mình thích những trải nghiệm nhân văn của người lính nơi trận mạc. Thích mối tình nồng nhiệt mà éo le.  Nhưng mình nghĩ nhiều nhất đến lỗi lầm của Briony. Lỗi lầm của nhân vật đó ám ảnh cô tới cuối đời, nhưng dường như cũng ám ảnh chính mình, ám ảnh mọi người, như thể trong mỗi chúng ta đều có một Briony cư ngụ. Có không? Một chi tiết rất nhỏ dễ quên mất, là Briony thích Robbie. Những cô nhóc vẫn hay vậy, thích ngưỡng vọng về một mẫu chàng trai lý tưởng hơn mình nhiều tuổi, thầm mơ mộng về một câu chuyện tình yêu nhưng rồi chỉ dẫn tới hành động dại dột. Không phải ngẫu nhiên mà Briony tố cáo Robbie. Cô bé căm ghét anh ta? Cô bé muốn bảo vệ chị mình? Không phải.  Cô bị nhầm lẫn giữa

20 tháng 11 nói chuyện về niềm tin

1. Từ hồi nghỉ việc, mình khóc 3 lần. Mình có sự thoải mái và nhiều niềm vui khác nhau để dành thời gian, nhưng có 3 lần mình đã phải khóc. 2. Lần thứ nhất là khi bước vào phòng cô hiệu trưởng và tới lúc bước ra mình vẫn còn khóc. Tới nỗi nửa tiết học ngay sau đó, tụi 9A2 không được học gì cả, chỉ "được" nhìn mình khóc. Đó là ngày mình quyết định nộp đơn để chấm dứt nỗi buồn của mình. Mình khóc vì mình mệt mỏi quá rồi. 3. Lần thứ hai là một đêm rất khuya khoắt nào đó mùa hè năm nay, ở quê. Mình cứ nghĩ mãi và mình khóc lúc nào không hay. Mình là kiểu người rất chậm nhận ra vấn đề. Mãi cho tới một lúc nào đó rất lâu sau khi ra đi, mình mới nhận ra thật sự thì đã chẳng có ai bên cạnh mình và bảo vệ mình chân thành, có chăng là chị Mỹ và chị Hương thôi. Còn lại, họ xúm vào như xúm vào quanh một câu chuyện ly kỳ để nghe ngóng thêm. Họ vẫn âm thầm vui cái niềm vui của người chạy đua đã vô tình chẳng cần ra tay vẫn loại được một đối thủ. Có một người hiểu năng lực của mình tới tậ

Phim Đông Dương (1992)

Phim Đông Dương thì dĩ nhiên là hay rồi. Xem phim, nhiều người thích cảnh quay đẹp, câu chuyện tình yêu lãng mạn, éo le, sóng gió, tính cách nhân vật,... Riêng mình thấy rất hứng thú với vấn đề cái nhìn của người nước ngoài về con người Đông Dương. Mình khoái ơi là khoái tính cách của Camille. Lúc đang xem, anh Khuê quay sang nói, con bé này giống em ghê. Đúng rồi, Camille hội tụ rất nhiều đặc điểm tính cách trong xu hướng lẫn mong ước của chính bản thân mình. Làm theo trái tim, tin vào bản thân và tin vào một cái gì rất cao cả như là "chính nghĩa", mặc kệ nghe nó có vẻ phi thực tế và hơi đao to búa lớn. Vừa dịu dàng vừa có máu nổi loạn. Dám từ bỏ. Phần lớn những lúc hành động liều lĩnh đều không biết trước là ngày mai sẽ ra sao nhưng cứ làm. Vì không làm thế thì không còn là mình nữa. Élinane là một người mẹ Pháp có trái tim nhân hậu và rộng mở. Bà yêu Camille hơn mọi thứ trên đời. Nói về Camille, bà nhận ra trong con bé dòng máu Đông Dương vẫn chảy rất mạnh mẽ, bất chấ

Caption cho album chưa đăng

Mình mua một cái máy ảnh chụp phim, để dành mãi tới lần này về Bình Định mới "khai máy". Vẫn còn nằm ở Bình Định, chưa vào Sài Gòn, chưa chụp hết một cuộn phim và dĩ nhiên chưa tráng phim, nhưng mình cũng đã hình dung ra dáng hình của cái album đó rồi. Sẽ ngây ngô, xô lệch vì tay máy mới vụng về. Sẽ hơi âm u vì những ngày này mưa liên tục và đêm nào ễnh ương cũng kêu ran lên từ một chân trời nào đó. Nhưng cũng sẽ dễ thương lắm vì cứ hửng nắng lên một xíu thì mình lại chạy ra vườn chụp mấy cọng lá, bông hoa, trái cây chưa chín. Nằm ở đây, nghe tiếng ễnh ương và cả côn trùng giun dế gì đó xa xa, thấy cuộc sống này là nhẹ nhàng. Nếu vẫn còn cố gắng để sống nhẹ nhàng thì cuộc sống chưa phải là nhẹ nhàng. Nhưng ở Bình Định thì mình không phải cố gắng gì cả. Mọi thứ cứ trôi qua đơn giản. Cả những ước mơ lớn lao mình cũng quên đi. Cả những hậm hực. Vì mọi người ở đây sống với nhau thật nồng ấm. Mình cứ mãi thắc mắc, tại sao cuộc sống lại chân tình và dễ chịu như vậy được? Rồi dườn

Tháng năm

Nhật ký. 14 tháng 5 năm 2016. Mà bây giờ đỡ buồn rồi mới share. --------- Chị có cái mũi thấp giống em. Hai mắt tròn sâu, đầy suy nghĩ. Cái miệng luôn tươi cười hết cỡ. Ngày hôm nay, chị mặc áo dài thật đẹp. Chị trang điểm dịu dàng. Nhưng không biết có phải do màu phấn mắt hay không mà lúc nào em cũng thấy mắt chị đỏ hoe, nhìn em thật sâu. Ngày hôm nay thật ra thì em chỉ muốn nói về trẻ con thôi. Nhưng chị tìm đến ngồi cạnh em, nhìn em, rồi giãi bày về một câu chuyện khác. Giây phút này năm học đã thật sự khép lại rồi, chuyện của tụi nhỏ tạm ổn rồi, chỉ còn lại một câu chuyện - của em. Em đâu chia sẻ nhiều đâu mà dường như chị hiểu hết. Như chị đang đặt mình vào hoàn cảnh của em. Chị nói chuyện với em rất lâu. Chị thuộc số rất ít người khuyên em nên làm theo cảm xúc của mình. Chị nhỏ bé, dịu dàng là vậy, mà trong lời của chị em lại thấy có cái gì day dứt mạnh mẽ lắm. Em thâ

Chỉ là cứ sống thế thôi

Tự do không hẳn là thoát ra khỏi cái gì đó hữu hình, mà là tự mình giải thoát cho tâm trí của mình. Lần lượt cởi bỏ những gồng gánh, gượng gạo, ép uổng bản thân. Suy nghĩ với trí sáng suốt về những gì diễn ra xung quanh mà bớt hằn học đi. Dĩ nhiên cũng cần đến một cuộc đào thoát khỏi cái gì đó hữu hình, để mang lại cho mình kho báu vô giá: thời gian. Khi có rất ít thời gian riêng tư, mình có xu hướng ôm đồm để được bận rộn mãi. Còn khi đã có trong tay ngày rộng tháng dài, thì mình từ chối nhiều hơn bao giờ hết. Mình từ chối những cơ hội, tiền bạc, các mối quan hệ nhạt nhẽo để bảo toàn thời gian riêng tư cho mình. Trong những giấc mơ trước đây, điều làm mình toát mồ hôi nhất chính là chúng ta bị bóp nghẹt thời gian của bản thân tới mức không thể nào, không thể nào làm cái gì cho ra hồn cả. Đúng là mình đã lắc đầu bất lực khi lặp đi lặp lại mấy tiếng "không thể nào" đó. Cảm giác bản thân bị gò ép thật sự rất kinh khủng. Một người cực kỳ trân quý thế giới riêng của tâm hồn mình

Một cải tiến đơn giản thay đổi chiều sâu việc học

Hình ảnh
Link bài viết của mình trên Trạm Đọc: http://tramdoc.vn/tin-tuc/ai-cung-co-the-thanh-chuyen-gia-mo-t-ca-i-tie-n-don-gia-n-thay-do-i-chie-u-sau-vie-c-ho-c-n07wW.html Thế hệ đi trước luôn kêu ca về thế hệ trẻ, rằng chúng không biết gì cả ngoại trừ lời của những bài hát nhạc Pop, và rằng trình độ của những năm gần đây thực sự đi xuống. Đó không phải chỉ là lời than phiền của những người khó tính, đó là một thực tế. Thời đại kĩ thuật số làm cho mọi kiến thức dễ dàng phai nhạt đi, những cuốn sách giáo khoa càng trông giống bách khoa toàn thư bao nhiêu thì lại càng ít có ảnh hưởng đến tâm trí của học sinh khi rời trường bấy nhiêu. Cũng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho giáo viên, trong đó có những người rất chuyên nghiệp và dũng cảm, dù làm việc trong những điều kiện khó khăn nhưng vẫn luôn cố gắng chăm chỉ để bảo đảm dạy cho học sinh lượng kiến thức cơ bản mà một công

Đúng lúc

Đọc sách gì không quan trọng. Đọc quyển nào lúc mấy tuổi không chứng tỏ đẳng cấp nào cả. Sách mới ra hot ơi là hot mà chưa đọc không có gì đáng xấu hổ. Sách mua về lâu rồi mà chưa động tới, không sao. Lâu không đọc gì, càng không sao. Vì đọc không phải để trưng trổ. Có điều này tới giờ mình mới nhận ra. Quan trọng nhất là gì? Là đọc đúng lúc. Cái cuốn đó nó phù hợp với mình ở giai đoạn đó, nó đến với mình đúng lúc mình cần. Đó, đó mới là điều quan trọng nhất khi đọc. Đọc một cuốn không đúng lúc thấy gượng gạo, không thoải mái, mau nhớ mau quên. Đọc một cuốn đúng lúc thấy thích ơi là thích, thấy ngấm.

Sinh lý học về stress: Thảo luận với bác sĩ Simon Curtis - Ngọc Hà dịch

Tiếp tục dịch khóa học hôm trước. - Stress là gì? Ông định nghĩa nó như thế nào? - Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều biết stress là gì. Nếu bạn hỏi một nhóm đông người, tất cả đều sẽ hiểu stress là gì, vì mọi người đều từng trải nghiệm nó. Tôi dạy rất nhiều bác sĩ và nếu bạn hỏi một khán phòng đầy bác sĩ: Ai tuần trước mới bị stress? thì cả phòng sẽ giơ tay. Mọi người đều có thể hiểu stress là gì bằng trực giác của mình. Nhưng tìm một định nghĩa minh giản thì khó hơn một chút. Về bản chất thì stress là một phản ứng của cơ thể để vượt ra khỏi hoàn cảnh hoặc tình huống mà ta thấy khó khăn. Điều thú vị là một số phản ứng stress mang tính phổ biến. Khối lượng công việc quá mức, cần nhiều thời gian quá, khó khăn trong các mối quan hệ, khó khăn trong công việc, không có việc làm, khó khăn về tài chính, những vấn đề này mang tính phổ biến, toàn cầu. Nhưng ngoài ra có những vấn đề khác lại mang tính đặc thù, cá biệt, mỗi người mỗi khác. Là bác sĩ, chúng tôi chứng kiến điều này thường xu

Thơ ca và stress - Ngọc Hà dịch

(Mình dịch lại 1 khóa học trên Future Learn) Tuần 1: Stress - Đọc một bài thơ giống như ta tới một ốc đảo của sự trấn tĩnh, nơi mà tất cả những hỗn loạn, những nỗi sợ hãi và căng thẳng đều ở ngoài kia. Hành động đọc lên một cách vật lý một bài thơ hay một đoạn văn xuôi có thể trấn tĩnh ta, làm cho ta cảm thấy thư thái, bình tĩnh, tập trung hơn. - Tôi nghĩ đó là vì chúng ta đang chậm lại và có mặt ở khoảnh khắc đó. Ở những bài thơ hay cũng như các tác phẩm lớn, nhà văn luôn đặc biệt chú trọng về cách kết hợp từ ngữ sao cho cẩn thận. Nhà văn nổi tiếng Samuel Taylor Colerigde từng nói rằng những tác phẩm tốt đặt từ ngữ vào trong một trật tự hay nhất, và thơ ca đặt những từ ngữ hay nhất vào trong một trật tự hay nhất. Nếu ta đọc chậm rãi, dù đọc thầm hay đọc thành tiếng, hay có thể là cả hai, chúng ta đều tập trung vào bài thơ. Ta đi vào trong khoảnh khắc đó. Và một hành động đọc thật sự có thể giảm thiểu mức độ stress của ta. Bây giờ ta sẽ bắt đầu với một món quà rất

Sâm

Hình ảnh
Đây là "sâm" của người Sài Gòn. Những ngày qua cũng vui, nhiều khi cũng hơi hơi cố vui nữa. Nhưng thật ra trong lòng cứ lấn cấn hoài về một nơi, nghĩ ngợi hoài về nhiều người. Có lúc thấy nhớ ngẩn cả người ra, như nhớ người yêu cũ. Có khi nằm mơ mà thấy quyến luyến quá. Nhưng cũng có khi xót xa và căm giận lắm. Căm giận những nhỏ nhen, cay nghiệt, ích kỉ của con người. Giận cả bản thân mình nữa. Muốn nói một điều gì đó cho thỏa. Chiều nay ra chợ Bùi Văn Ba mua được mớ "sâm" này, kỳ thực là một đám các loại lá gì đó mình hoàn toàn không biết tên, ngoại trừ mấy khúc mía. Người Sài Gòn dùng chúng để nấu nước mát uống. Ở đây thì hình như nước nấu từ cái gì cũng gọi là nước sâm hết, từ rong biển, bông cúc, mía lau. Mình thấy nấu nước sâm quả là cái trò vui nhất trên đời, như chơi trò nấu ăn hồi xưa ấy, hái một đám lá xằng bậy nào đó ngoài bụi rồi nấu lên thôi. Trong lúc chờ cô chủ nhà giúp mình nấu ragu bò thơm béo vô cùng thì mình ngồi rửa lá cho s

Đủ

Hình ảnh
Có người nói mình chỉ cho họ cách làm sao ăn với ngủ suốt ngày mà vẫn có tiền để sống. Mình thấy có thể mà. Chúng ta làm việc để sống, không phải sống để làm việc. Chúng ta nghĩ rằng phải kiếm nhiều tiền để tới lúc nào đó được nghỉ ngơi không phải làm việc nữa, nhưng ta không thấy đủ, chi bằng nghỉ ngơi ngay bây giờ? Thoreau rất hay nói về điều này. Một nhà văn thay vì tích cóp để một ngày nào đó có thể trốn đi xa và viết mà không cần bận tâm cơm áo, thì cách tốt nhất là trèo lên gác xép và viết ngay đi, mọi thứ khác đến sau. Mình cổ vũ cho lối sống "lười biếng". Nhưng mà khoan, sao lại gọi là lười biếng? Lười biếng có xấu? Với mình thì nuông chiều bản thân không xấu. Ta cứ sợ nó sẽ sa ngã? Nhưng khi ta đã biết sợ, nó sẽ không sa ngã. Cứ để bản thân tự nhiên làm điều nó muốn, và tự nhiên sẽ chỉ cho ta việc tiếp theo, tiếp theo nữa... Và cứ thế. Và dĩ nhiên ngược lại, điều mình ghét nhất là o ép bản thân. Ai dồn mình quá, mình sẽ bỏ đi và căm hận người đó mãi mãi. Mình

Vier Minuten (2006, by Chris Kraus)

Hình ảnh
1. Đầu tiên là lan man một chút về hoàn cảnh xem phim của mình (ai không quan tâm có thể chuyển xuống mục 2. luôn nhé).  Hồi còn đi dạy, với mình, tối Chủ nhật là một khái niệm kinh khủng. Vì nó có nghĩa là một đống công việc đang chờ đợi: kế hoạch chủ nhiệm, giáo án cho CẢ tuần sau để đưa lên server, bài giảng để ngày mai dạy (thường là 5 tiết). Tối Chủ nhật chính là tên gọi khác của "ngày thứ Hai sớm". Nó là thời điểm con người mình buộc phải chuẩn bị để chuyển từ người bình thường sang "cô Hà" (đạo mạo, nghiêm, chu đáo, nhiệt tình ...) hay là "nhân viên Hà" (đúng giờ, đúng deadline, chỉn chu về giấy tờ sổ sách, cư xử khéo một chút...). Vì thế cho nên dù tối Chủ nhật luôn kết thúc thật thật khuya thì công việc cũng chẳng bao giờ ở trạng thái xong xuôi, và giấc ngủ tối Chủ nhật thì thường kèm theo những giấc mơ toát mồ hôi về một gương mặt lạnh lùng nào đó. Theo thói quen, từ sáng Chủ nhật mình đã lo ngay ngáy rồi, nếu có đi đâu cũng nhấp nhổm kh

Xuân Anh

Hình ảnh
Xuân Anh hay im lặng, có vẻ buồn buồn, nhưng bên trong lại nồng nhiệt. Thành ra, con có một cái kiểu lúng túng mà hồn nhiên, rất hay. Xuân Anh hay xin cô mát xa cho cô mỗi giờ ra chơi. Khỏi phải nói cô mừng ra sao. Ban đầu cô lo con muốn nịnh nọt gì mình, nhưng không phải. Chỉ có một lần, cuối năm rồi, làm bài không được, bí quá con viết tin nhắn cho cô để trên bàn: "Nếu bây giờ con mát xa cho cô thì có được cộng điểm không ạ?". :p Xuân Anh thích diễn ảo thuật. Diễn vụng về nhưng cũng hay thành công, và chịu khó học nhiều trò mới. Giờ ra chơi nào con với Khánh Vy cũng không cho cô làm việc, đứa thì biểu diễn đủ thứ, đứa thì nói liền mồm và hay đòi ăn mì ly. Cô hay "dùng" Xuân Anh như vũ khí lấy lòng. Ví dụ như kêu Xuân Anh đi đấm lưng cho cô Ngọc. Kiểu vậy. Con luôn vui vẻ giúp cô mang niềm vui đến người khác. Cô nghỉ dạy. Trước khi cô đi, con chạy tới hỏi cô thích màu gì. Rồi hôm sau, con mang tới một cái bookmark tự làm màu hồng, trang trí đường diềm trắn

Mâm cơm ngày xa mẹ

Hình ảnh
Hàng chục năm nay, mẹ làm một công việc không bao giờ chán: nấu những mâm cơm. Mâm cơm của mẹ lúc nào cũng đủ chất. Bát canh không bao giờ quên chút thịt nạc. Nếu bữa đó ăn rau luộc thì bên cạnh sẽ luôn có dĩa thịt kho tương nức mũi hoặc trứng rán. Mẹ luôn lo lắng cho sức khỏe của cả nhà. Đặc biệt những hôm con về, mâm cơm dường như càng nhiều món ngon. Sẽ có thêm hải sản, thịt gà hoặc thịt dê. Mẹ sẽ vờ ăn ít đi một tí, nhường miếng ngon cho con. Luôn luôn là như thế, nên dần dần con cũng thôi thấy thắc mắc hay đau lòng, được nhường nhịn người khác là điều khiến mẹ vui. Mâm cơm của mẹ cũng thật giản dị, mộc mạc. Có những quả trứng mới mang từ chuồng gà vào, quả bí mới hái trên giàn, mớ rau vặt ngoài vườn. Có nước mắm tự làm còn lóng lánh màu bạc của cá, nước tương cũng tự làm vì mẹ là dân Nam Đàn chính gốc. Có nhút mẹ thái rất kĩ, miếng nhỏ xíu không đâu nhỏ bằng. Có miếng cà mặn mặn giòn tan, trắng nõn nà, thơm lừng mùi riềng, tỏi, cay nồng vị ớt, cắn một miếng là thấy khác hẳn v