Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2017

10/8

1. Hôm nay mình phát hiện ra hai túi hành tăm mẹ gửi bị mốc đen sì do mình quên mang nó ra khỏi túi nilon, để nó nằm trong cái túi ẩm ướt, đọng nước đó năm ngày. Xót hành của mẹ, mình tìm mọi cách cứu vãn. Mình đổ hành vào rổ sắt, đặt dưới vòi nước mạnh, chà xát cho bong hết lớp vỏ lụa và lớp mốc, rồi đong đưa kheo khéo cho mấy cái thứ đó trôi đi theo nước trong chậu. Cứ như vậy, hết ba bốn lượt, vì hành rất là nhiều. Cuối cùng cũng lọc ra được những củ hành bé xíu trắng trẻo chưa hề hấn gì. Mình đổ ra hộp bằng bìa các tông, bật quạt hong khô từ sáng tới tối. Cảm thấy thật vui vì không phụ công mẹ, lại có thêm một kinh nghiệm xử lý đồ ăn hư. Trong lúc "cứu hành", mình chợt nhớ, mẹ mình rất hay làm những việc như thế. Mẹ luôn tỉ mẩn với những món đồ ăn mộc mạc, nhỏ xinh, tiếc từng cọng rau, củ lạc. Dù mẹ làm công việc tính toán ở công sở cả đời, cũng có những khi kinh tế thật là khấm khá, nhưng cuối cùng mình vẫn cảm thấy mẹ phù hợp với hình ảnh "nhà quê" đó nhất.

Đời như còn nguyên mộng ước ban đầu

ĐỜI NHƯ CÒN NGUYÊN MỘNG ƯỚC BAN ĐẦU (Viết nhân mười lăm năm xa nhà) Tưởng tượng mà xem, sẽ hạnh phúc và thú vị lắm nếu bạn thay đổi quyết định vào phút chót, quay trở lại nơi mình vừa muốn quay lưng đi phút trước. Bạn sẽ gặp lại - bằng xương bằng thịt - những thứ mà trước đó thâm tâm bạn đã bịn rịn, nhớ nhung, đã tưởng là sẽ phải xa cách lâu lắm. Bạn sẽ ở đó với tâm thế khác lúc trước. Tâm thế của những người/thứ thuộc về nhau, hiểu nhau, trân trọng nhau. Bạn sẽ toàn tâm toàn ý. Sẽ chẳng có những mơ mộng mông lung về một nơi nào khác mà bạn tưởng như nhất thiết phải đến đó mình mới sống được. Bạn hiểu ra rằng ở ĐÂY, bạn vẫn sống được. Bạn sẽ không bao giờ sống như trong các tiểu thuyết đầy bi kịch, nơi tác giả cương quyết đẩy nhân vật vào một lỡ lầm nào đó khiến y phải hối hận. Bạn đâu cần câu khách, bán được nhiều sách? Bạn sẽ không bao giờ phải hối hận muộn màng. Vẫn luôn có cơ hội để làm lại, một thứ đáng giá không phải bao giờ cũng bắt bạn đánh đổi mới có được. Bạn luôn có

Nghỉ bán sách

1. Cách đây một năm mình thử bán sách để thử loại bỏ cái kiểu tôn sùng sách vở mù quáng, để giải thoát cho cuộc "hôn nhân" không thành giữa mình và bao nhiêu cuốn sách, để cho những thân phận sách vở nằm yên ắng ê chề mãi ở đó vì thói tham lam ngày trước của chủ nhân, sẽ được sống một đời sống khác trong tay người chủ mới, sôi động hơn mà cũng có thể đau khổ hơn, để cởi bớt cảm giác day dứt khi nhìn vào giá sách đầy tràn như một trách nhiệm quá nặng, một lời trách móc cao chạm trần nhà, để thấy chỉ còn lại quanh mình những cuốn mà dù có bán hết gia sản vẫn không bỏ được, để nhìn kĩ hơn vào bản chất việc đọc, hiểu ra rằng: đọc sách với mua sách không phải là một, mà mình thì có kindle nên tàng trữ sách giấy cũng không phải là cách duy nhất để có thể đọc, để trả nợ cho một thời mua sách điên cuồng, một thời tuổi trẻ trống rỗng, thiếu thốn vô phương, chỉ có thể bù đắp bằng sách vở, để có một nơi viết lách, chia sẻ về sách vở mà không cảm thấy ồn ào như khi chia sẻ trên f

Một lần đến trường X.

Hà đã không hề nghĩ rằng mình lại đi phỏng vấn. Nhưng tình cờ, một dịp làm việc đưa Hà đến trường X. Nhân dịp đó, bên nhân sự trường nói chuyện với Hà. Sau đây là các câu chuyện Hà muốn kể lại trong quá trình 2 lần làm việc với nhân sự trường và 1 lần làm bài test của họ, cùng với suy nghĩ của Hà: - Trường theo triết lý đạo Phật. Giá trị cốt lõi là giới - định - tuệ. Lãnh đạo nhà trường biến đổi chút xíu thành trí tuệ - đạo đức - nghị lực. Tường của trường vẽ hình một cái cây rất chi là xấu với ba cái rễ chà bá lửa mang tên 3 giá trị trên. Ngoài ra trên tường còn có rất nhiều tranh nhân quả. Khi Hà tới gặp lãnh đạo trường, họ phát cho Hà một tờ flyer gồm khá nhiều bức tranh nhân quả. Hà ngồi coi say sưa. Nội dung đại khái: kiếp này ghen tỵ khi thấy người khác được yêu thương, kiếp sau cô độc, bị bỏ rơi (vẽ hình một người đi trong đêm bị chó sủa quá chừng); kiếp này thắp đèn sáng cho người (vẽ một chú thợ điện trèo cột điện sửa đèn), kiếp sau sáng mắt (ủa vậy luôn hả?); kiếp này dâm

Đưa ý kiến cá nhân khi làm việc chung

Hình ảnh
Gần đây có dịp cộng tác với đồng nghiệp trong một dự án, mình học được nhiều kinh nghiệm. Trong đó thay đổi đáng nói nhất là mình đã biết cách đưa ý kiến thẳng thắn hơn. 1. Vì sao cần đưa ý kiến? - Cái họ cần là quan điểm cá nhân - họ không cần sự hòa bình. Khi một người cộng tác với mình, họ muốn nghe quan điểm cá nhân của mình, muốn xem góc nhìn của mình. Vì thế việc đưa ra các ý kiến, góp ý, sửa đổi là vô cùng cần thiết. Vậy mà, ban đầu, mình đã không nhận ra điều này. Mình cho rằng làm việc cần nhất là sự hòa hợp, tôn trọng, dĩ hòa vi quý, giữ không khí yên bình. Vì thế, mình không ngừng đặt mình vào vị trí của họ và gật gù nhiều hơn là góp ý. Mình cho rằng dù sao người chịu trách nhiệm chính dự án cũng là họ, hoặc chưa chắc họ đã muốn nghe nhận xét, ai cũng thích nghe lời khen, hoặc mình không có quá nhiều tư cách/thâm niên/kinh nghiệm để đưa ra nhận xét đáng tin cậy, v.v.. Vô vàn lý do khiến mình cứ im lặng giữ các quan điểm của bản thân và tôn trọng ý tưởng của họ. Sau đ

Từ thiện

English version is after Vietnamese version. Scroll down to read. 2 năm chủ nhiệm lớp, tôi chỉ đồng ý cho phụ huynh đưa học sinh đi từ thiện đúng một lần. Và là phụ huynh đưa đi, không phải tôi đưa. Điều đó có nghĩa là tôi bị nhà trường trừ điểm 2 lần trong 2 năm học. Trong lần duy nhất đi từ thiện, xui xẻo thay, tôi chứng kiến và hiểu ra toàn bộ quy trình người đó dùng tiền quỹ của lớp tôi kết hợp giữa từ thiện và quảng cáo cho công ty của mình. Bỉ ổi. Tôi không thích từ thiện. Bất cứ dạng nào: tiền của, tình thương, cơ hội. Không có nghĩa là tôi ghét người thích từ thiện. Tôi chỉ đơn giản là không thích. Vậy thôi. Trong lần duy nhất đi từ thiện với lớp, tôi quan sát được cách con người ở đó tồn tại như một con người bình thường. Mình có trí óc bình thường, có đầy đủ điều kiện, sao không vô ưu được như vậy. Sau chuyến đi, tôi bật cười, ai mới là người cần được từ thiện. Họ và tôi, ai mới đáng thương hơn? Hay là ai cũng như ai. Và tôi từ chối "bước vào thế giới của nhau".

Sự tử tế phi nhân

Cảm xúc tự nhiên là cái quan trọng. Dù gì, cũng phải để tâm tới nó trước. Nhìn vào tính người của nhau, tình người của nhau, những tâm tư, biến đổi, cả những yếu ớt, sợ hãi, tổn thương, để bầu bạn với nhau, xoa dịu nhau theo một cách người nhất, đó là điều cần làm. Những diễn ngôn về sự tử tế không nhất thiết phải đến trong lúc đó để khiến cho cảm xúc tự nhiên tự ghê tởm chính mình. Những quy ước có vẻ hài hòa, chừng mực, hướng thiện kỳ thực sẽ trở nên rất nhẫn tâm vì bỏ qua tất cả những cái gì người nhất. Chúng không nhất thiết phải đến để nhấn con người ta chìm sâu hơn trong sự cô độc, cảm giác xa lạ với toàn thể xung quanh. Khi một người đang ở dưới đáy cùng của một trạng thái nào đó, đừng đến như một tượng đài, một vị thánh ban ơn hoặc dạy dỗ bằng sự tử tế. Đừng nói về sự tử tế nữa. Người ta sẽ hoang mang, vì nhìn quanh, người ta thấy thiếu vắng một điều cần hơn bao giờ hết: sự thấu hiểu. Người tử tế không cần hiểu gì, họ đã hiểu hết mọi điều, vì họ tử tế, vì họ chỉ cần tâm n

Lời chào

Trong dòng suy nghĩ của mình, tôi biết, tôi đã gặp lại bạn, chị, anh. Tôi đã gặp mọi người ở trong tôi. Tôi vui mừng khi gặp lại mọi người, dù mọi người chẳng biết gì về cuộc gặp gỡ đó. Tôi vui mừng vì tôi chẳng còn từ chối rằng tôi cũng có khi giống mọi người nữa. Có những khoảnh khắc nào đó, tôi cảm thấy tôi chạm vào được bạn, chị, anh. Có thể chúng ta đã gặp nhau bằng những suy nghĩ giống nhau. Có thể có một con đường nào đó, khi tôi trôi tới điểm này, thì tôi vừa kịp hiểu ra bạn, chị, anh của một năm, hai năm trước, chắc họ cũng từng ở đây. Dù muộn màng tôi vẫn muốn gửi lời chào.

Ghét đến hết đời

Tình cờ nghe được có cô kia (ghét mình lắm), tuyên bố cô ghét ai là sẽ ghét đến hết đời, suy ra cô sẽ ghét mình đến hết đời. Dạo này nghe mấy chuyện như vậy thấy bình thường, chỉ như một đề bài để mà suy nghĩ - không hơn. Thế thì, mình nghĩ gì? Cuộc đời thay đổi liên tục, một người có thể kiên định không đổi để "ghét ai đó đến hết đời" cũng có thể gọi là có sức mạnh tinh thần khá là quật cường. Nghĩ thêm một chút thì thấy, nguyên do chắc là họ sợ sự thay đổi. Ừ, kỳ lạ lắm, nhiều người sợ sự thay đổi lắm. Chính cô đó hồi năm 2 đã khó chịu với mình khi thấy mình cười nhiều chứ không ủ dột như năm 1. Có nhiều người dị ứng với sự thay đổi, nghĩ thay đổi là xấu: không dứt khoát, không chân thật,... nên họ thà "ghét thủy chung" còn hơn trước ghét sau yêu. Buồn cười nhỉ? Họ định nghĩa thay đổi như thế nào nhỉ? Kiên quyết "ghét ai đó đến hết đời", có vẻ là một nỗ lực xây dựng tính cách cá nhân nhất quán, nhưng thực chất là tự cầm tù mình. Cô quyết định &qu

về thời gian

1. mọi thứ đều có thể làm được, nếu ta muốn. chưa làm được, sẽ làm được. vấn đề là thời gian hồi sinh viên, đọc truyện, cái mình ngạc nhiên nhất là vì sao các nhân vật họ có đủ thời gian để nung nấu những suy nghĩ của họ. thậm chí có những cuốn truyện mình thấy nhân vật chỉ buồn thôi, chả làm gì. vẫn có thời gian để ăn, để ngủ, để nằm xuống nghỉ ngơi cho nỗi đau của họ còn mình, ngay từ thời sinh viên, mình luôn có cảm giác thời gian là một kẻ đanh ác đến thít chặt cổ mình. nó rượt đuổi mình từ đằng sau, không cho mình nghỉ, không cho mình kịp làm một cái gì tử tế, nên hồn 2. khi đã rảnh rỗi hơn, và có một khoảng cách đủ xa để nhìn lại mọi thứ, mình nhận ra thật nhiều điều mình cảm thấy nhiều khi vấn đề giữa chúng ta chỉ là thiếu thời gian thiếu thời gian để thực hiện những điều ta muốn thực hiện. ta bị cuốn vào những thứ vô nghĩa

Với Sói Sa Mạc

Hình ảnh
Ngọc ơi, đã bao giờ Ngọc nghe nói về thế giới song song chưa? Tức là nếu mình ở giây phút này có một lựa chọn khác, thì mình lập tức bước vào một thế giới khác. Mình của lựa chọn này và lựa chọn kia cùng sống với lựa chọn của mình, chỉ là ở hai thế giới khác nhau. Hoặc có thể có ba, bốn, năm thế giới như vậy lận. Ví như mình có thể đang vẽ, đang hát, đang may đồ, bán sách, hoặc dạy học, ở những thế giới song song với nhau. Ngọc ơi, có bao giờ Ngọc thấy bên trong mình còn nhiều con người nữa mà mình chưa được sống, mà có khi chẳng kịp sống. Ngày xưa, Ngọc nghĩ mình là một con người khác, mà giờ Ngọc lại sống như con người này. Có bao giờ mình thấy mình giống như một hòn sỏi bị đời lăn đi không Ngọc? Sao đêm nay mình buồn quá. Mình buồn y như một đêm của bốn năm trước. Hồi đó vì buồn quá, mình đã có ý định "trốn" vào Sài Gòn để sống cuộc đời mình muốn. Để người thân đồng ý, mình buộc phải tìm một công việc. Thế mà có lúc mình lại nhầm tưởng cái mình muốn là công việc c

24.02.2017

Hình ảnh
1. Tối qua tôi nghĩ về một câu chuyện và đã tìm xong giải pháp. Tôi viết sẵn trong đầu một "bài viết" khá dài. Đến sáng nay, khi nghiền ngẫm đủ lâu, lạ thay tôi thấy tôi có thể chỉ nói vài ba câu thôi là đủ rồi. Nếu cần thì mới triển khai tiếp các ý nhỏ hơn. 2. Hối tiếc lớn nhất của tôi về tuổi trẻ là đã quá coi thường những trải nghiệm bên ngoài và quá coi trọng sách vở. Nói vậy không phải là sách vở không quan trọng, mà là, theo tôi sách vở không có nghĩa lý gì với một tâm hồn "mũ ni che tai" với đời sống. Không có khía cạnh nào của đời sống là tầm thường so với "ngôi đền thiêng" văn chương sách vở. Khi tôi tự khép mình, từ chối đời sống mà tôi cho là nhạt nhẽo, tôi cảm thấy quanh quẩn, chật chội, thiếu dữ liệu trầm trọng cho suy nghĩ của mình, có đọc sách cũng không có gì để đối chứng. 3. Im lặng là sai lầm thứ 2 trong tuổi trẻ của tôi. Khi im lặng, tôi cảm giác suy nghĩ của tôi không thực là suy nghĩ, tức là tôi không cảm thấy có một suy nghĩ

Tuổi trẻ

Người trẻ đôi khi hay dùng dằng, hay thay đổi. Họ không biết họ muốn gì. Nhiều lúc chỉ làm, không biết kết quả ra sao và ngày mai đi về đâu. Khi bị chất vấn, họ hay quanh co, lời lẽ lộn xộn. Dường như họ còn không hiểu mình muốn gì, không tin mình cho lắm, và chẳng thể đọc được suy nghĩ của chính mình thành thạo. Người ta hay phê phán điều đó. Riêng tôi thấy nó thật đẹp. Đẹp biết bao là khoảnh khắc mơ hồ buổi đầu ấy. Khi ta bước ra đời và choáng ngợp trước sự thật kỳ vĩ, to lớn mà ta chưa thể hiểu, choáng ngợp trước một tá lựa chọn chẳng biết sẽ dẫn ta về đâu. Ta như người ở lâu trong hang động nhưng vẫn luôn hồ nghi rằng có một cái gì đó lớn lao hơn ở ngoài kia. Ta sẽ vấp ngã, sẽ tổn thương khi giá trị mong manh của mình phải đối kháng với biết bao con người ở thế giới mới. Họ kiên định, nhất quán, hay khẳng định. Họ sành sỏi, họ lọc lõi và khôn ngoan. Họ biết nhắm vào những điểm nào thì ta chắc chắn không chống đỡ nổi. Nhưng họ chẳng thể có được vẻ đẹp của ta - người đang hoang m

nước mắt

FRANCOIS COPPÉE "Người chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ; và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ." Nửa đêm ở nhà Thảo, bỗng dưng khóc lóc âm thầm. Mình nhận ra hình như mình nhớ mẹ. Mới xa nhà có hai hôm đã nhớ mẹ nhiều lắm. Dù đêm mai là mình về nhà rồi, mình vẫn nhớ cảm giác mềm mại khi ôm mẹ và tất cả những ánh mắt cử chỉ lời nói dịu dàng của mẹ. Càng nhớ thì lòng càng đau thắt lại. Cuộc sống càng lúc càng đẩy mình đi xa mẹ. Dù luôn tranh thủ về với mẹ, thì bao giờ mình cũng sợ thời gian. Chẳng phải bây giờ mình mới biết sợ thời gian. Mười lăm năm xa nhà, nước mắt của mình đã rơi không biết bao nhiêu lần. Cứ ngỡ như chỉ cần tắt công tắc mạnh mẽ, thả lỏng một chút thì mình sẽ tan ngay thành một vũng nước mắt. Mình luôn nghĩ như vậy. Mẹ đã cho mình trái tim nhạy cảm quá, khiến cho mình cảm thấy bản thân luôn có sẵn quá nhiều nước mắt. Tới mức vô duyên. Ví như hồi còn bé lúc ở nhà bác, mình có một khoái cảm kì lạ là được trốn trong nhà