Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2019

Ai làm cho bể kia đầy? (hay Mình nói gì về ‘Essex truck deaths’)

Hình ảnh
Thoạt đầu, khi nghe tin những người có thể là đồng bào mình ra đi nơi xa xứ trong lạnh giá, sinh ra là con người mà không được chết đi như một con người, mình không biết nói gì. Một cái gì đó đang đi ra khỏi giới hạn của cái đứa bình thường lanh chanh là mình. Trong đầu mình lúc đó vang đi vang lại rất rõ mấy câu thơ của Bùi Giáng: “Năm ngón Mười ngón Món người Non ngắm Nắm ngon.” Muốn nói: “Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu”. Bởi vì, khi bạn gồng lên trong đau khổ đã quá lâu, thì bạn có quyền khóc một chút. Khóc thật to, khóc cho thấu trời xanh, cho “mảnh đất nghèo máu ứa”, cho “Việt Nam khốn khổ” được lắng nghe. Những hôm sau đó, mình bắt đầu đọc thêm nhiều bài báo. Trong đó, mình thích cách viết của CNN trong bài báo  này . Bạn có thể đọc được ở đây những câu chuyện thật tỉ mỉ. Thật xa, mà thật gần. Đó có thể chính là bất kỳ một người họ hàng nào đó của bạn ở những vùng quê xa xôi. Với riêng mình, có một danh sách dài mình có thể kể cho bạn về những người họ hàng gần x

Heo may

Hình ảnh
Từ sau khi My gửi cho mình tin về Sulli, mình tìm hiểu mấy hôm và như bị chìm vào câu chuyện đó. Nó lôi kéo mình về các câu chuyện tương tự như Leslie Cheung hay đại loại thế. Hôm nay là hơn mười ngày rồi và mình đang ngồi nhìn lại tuần vừa qua, nhận ra vài chuyện. Có một hiệu ứng tên là Werther (ai chưa biết có thể Google). Tin tức thường ngày cuốn hút người nghe ra sao, thì bạn có thể hình dung tin về các vụ tử tự tác động đến nhận thức, tâm lý chúng ta thế nào. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và tâm lý của mỗi người, chúng ta có cách đón nhận và vượt qua những tin tức như vậy khác nhau. Mình thuộc tuýp tương đối nhạy cảm. Cá nhân mình cho rằng chúng ta sống, ngoài nghĩ cho bản thân thì còn có năng lực rung cảm với những câu chuyện, dù xa tít mù khơi, chẳng can hệ đến mình. Thơ văn và âm nhạc làm người ta khóc cười là một ví dụ. Với người có độ nhạy cảm cao, thì chuyện mắc kẹt lại trong một câu chuyện, một giai điệu, không có gì lạ cả. Nhất là khi quá khứ mỗi chúng ta ít nhiều

Nỗi nhớ minh tinh

Hình ảnh
Dành hai buổi đọc về bạn Sulli, một người trước đó mình chưa từng biết, người vừa chọn cái chết vì áp lực từ netizen xứ Hàn.  Em thua mình 2 tuổi. Ở lứa tuổi 25, em thật xinh đẹp rạng rỡ và ngây thơ. Nhiều người ví em như một bông hoa lê trong tuyết. Và nếu có một người chân thật nhất, luôn sống với mong muốn, cảm xúc của mình, thì hẳn đó chính là em. "Trầm cảm là “bệnh ung thư của tâm hồn”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hơn 300 triệu người toàn cầu và khoảng 400 ngàn  người Việt Nam. Căn bệnh là nguyên nhân gây ra khuyết tật và tự tử hàng đầu thế giới." (trích lời giới thiệu sách Trầm cảm - sát thủ thầm lặng). Hai năm trước khi làm một nghiên cứu cá nhân về trầm cảm, mình từng ngồi khóc thật lâu trước màn hình, nơi Trương Quốc Vinh đang hát bài "Minh tinh": Khi em nhìn thấy những ngôi sao trên bầu trời kia Có khi nào em nhớ đến tôi không? Khi một người ra đi, chúng ta nhận ra có một thứ lớn hơn cả yêu thương và căm ghét. Đó là nỗi n

Cô nàng cửa hàng tiện ích

Hình ảnh
1. Mô típ câu chuyện trong các cửa hàng, tiệm sách, tiệm cà phê, bánh, ... có vẻ khá phổ biến gần đây. Sẽ vẫn có chút gì đó thú vị nếu đó là tiệm trà bánh, hoặc “sang trọng”về tinh thần nếu đó là tiệm sách. Nhưng đây lại là cửa hàng tiện ích. Chẳng phải đó là nơi nhàm chán, công nghiệp, ít cảm xúc nhất hay sao? Nữ chính cũng chẳng thể nhạt nhẽo hơn, 36 tuổi, không có công việc ổn định, không có gia đình, trải nghiệm cuộc sống không có gì ngoài kinh nghiệm làm ở cửa hàng tiện ích 18 năm.  Tuy nhiên, Furukura yêu cuộc sống này. Cô thích sắp xếp các món hàng, hạnh phúc khi khách hàng hài lòng, cảm thấy ổn thoả khi sống theo chiếc đồng hồ mà cửa hàng tiện lợi set up sẵn cho mình. Với cô, từng ánh sáng qua ô cửa kính đều thần tiên, những công việc lặp lại rất giàu ý nghĩa. Vươn tới sự chính xác, tinh thần phục vụ chuyên nghiệp làm cô thấy vui tươi ngày qua ngày. Mình nghĩ tới một cuốn cũng của Nhật từng đọc tên là Ikigai. Dù là người thợ sơn tường, thợ làm sushi, hay qua

(Lại) về sự im lặng

Hình ảnh
Hôm nay tình cờ thế nào mình bấm vào một video Youtube trong đó một cô ca sĩ trần tình về việc khi cô ta bị cả cộng đồng mạng ném đá oan, hai người trong cuộc còn lại trong câu chuyện đều lựa chọn im lặng. Đặc biệt, khi cô ấy đã mở lòng viết cả một bài dài, tag tên hai người và ngỏ ý nhờ xác minh, phản ứng nhận được vẫn là im lặng. Ít hiểu biết về chuyện làng giải trí (bởi chuyện từ cuối 2018 mà nay mình mới biết), nhưng không hiểu sao mẩu tin này làm mình thấy đau lòng. Im lặng vẫn luôn được ngợi ca là vàng là bạc. Nói ra thì có thể đúng, có thể sai, nhưng im lặng hình như là ít sai nhất, là an toàn nhất. Mình cũng nghĩ rằng sự im lặng nhiều khi là một câu trả lời rất hay. Nhưng có những lúc im lặng là đẩy người khác vào khó khăn. Im lặng là đẩy trách nhiệm hoặc lượt chơi sang kẻ khác. Im lặng dồn sự chú ý của đám đông vào màn phô diễn của kẻ khác. Im lặng khiến cho người ta mở lòng, đợi chờ, rồi bẽ bàng, hồ nghi. Im lặng gieo gió bão vào lòng người khác. Một câu hỏi không được