Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

trời ơi, con chưa muốn chết ngày mai

Hình ảnh
1. đã nói nhiều quá nhiều, nhưng vẫn cứ muốn nhắc lại: đời chúng mình đều có ma. khi đi đứng, gặp gỡ, chuyện trò, nói năng, làm việc, yêu đương, đều có thể có ma đang ở trong tâm trí mình. càng sống, những câu chuyện quá khứ, những nút thắt chưa gỡ, càng vấn vít mơ hồ mà rối tung lên trong đầu. nếu chúng chưa được gỡ rối, chúng còn nằm đó mãi, âm ỉ, tiềm tàng. để rồi tới một ngày nào đó, biết đâu... biết đâu ta bị "ma đưa lối, quỷ dẫn đường". "sai sử" là cách nói của sư ông chỉ việc ta bị những tri giác sai lầm thúc bách. ta phải tìm cách gỡ chúng đi, vì sai lầm là sai lầm, đời mà đi theo sai lầm thì chỉ có sai thêm. ai lại theo ma quỷ mà đi. cho nên có nhiều khi thấy người ta làm một điều gì đó mà phải thốt lên: "người bình thường không ai làm thế, tỉnh táo không ai làm thế". và bản thân chúng mình, cũng có khi sực tỉnh, sao mình làm thế. khoảnh khắc sực tỉnh ấy giúp mình không tiếp tục lao theo cái sai. trong tâm trí có sự quy phục trước

cái đẹp ngủ yên

Hình ảnh
1. Em L., sau nhiều năm không nói chuyện, có những lúc tưởng như đã trở thành mẫu giáo viên bất đắc chí, mà chuyện bất mãn chỉ xoay quanh các tác phẩm trong trường phổ thông, mấy cái đề thi. Có lần, thấy người ta khuyên em: nên nghĩ rộng ra, đi xa hơn những cái này. Nhưng em vẫn viết về những điều "nhỏ hẹp" nói trên, với những suy tư xoáy sâu. Ai biết được rằng, đời cũng có những lúc ta mắc kẹt, chẳng thể thoát ra cái cao xa mà người kỳ vọng, và cho là cao xa. Ta đâu phải như con chim xưa muốn bay đâu thì bay. Đôi cánh đã ràng rịt vết thương, những sẹo từ vệt xích năm xưa còn cộm lên ngay đó. "Sức nghĩ của em giờ thu hẹp vào trả lời những thứ nho nhỏ như ..., cố gắng diễn giải về nó tử tế nhất có thể. Sau đó, sau khi viết cho hết, em cũng không biết mình sẽ trở thành cái gì nữa...". Đó là những câu hỏi em đang ấp ủ. Không có nghĩa là trong quá khứ em không ấp ủ những câu hỏi vĩ đại hơn. Không có nghĩa là em không muốn bay xa hơn, lãng quên nơi mà em

chuyện tiền lương

Hình ảnh
1. Hồi xưa, khi nhận được tháng lương đầu tiên, có cảm giác như sẽ tiêu mãi mãi không hết. Hồi đó, so với bạn bè, thu nhập mới ra trường 10 triệu là rất đáng mừng rồi.  2. Còn nhớ, mỗi chiều vừa nhận lương xong, nơi đầu tiên đánh xe đến sẽ là Sài Gòn Square. Mới đi làm, chẳng có quần áo gì đẹp cả, cũng chẳng biết chỗ nào mua đồ, cứ ra đó cho tiện. Mình biết tới Sài Gòn Square nhờ một lần nói chuyện với một chị đứng gần trên xe bus ở Nội Bài, lúc chuẩn bị lên máy bay vào Sài Gòn chơi lần đầu tiên. Chị bảo nếu không biết mua đồ ở đâu cứ ra đó cho rẻ và đẹp. Ai ngờ sau này mới biết đồ ở đó không đẹp cũng không rẻ. 3. Hồi đó nhận lương xong thì sẽ rút cả cọc ra xài luôn. Nghĩ đằng nào cũng rút, trước sau cũng xài, nên chẳng để lại trong thẻ làm gì. Mãi tới nhiều năm sau vẫn chẳng hề có khái niệm tiết kiệm. Tiết kiệm để làm chi, tương lai là cái gì... Mơ hồ hết sức. Con người sống cho hiện tại là mình lúc ấy đã dùng tiền để đổi lấy bao niềm vui nhất thời: quần áo, trà sữa với tụi n

corona ngao ngán ký (6) quận 7 và những đêm không ngủ

Hình ảnh
Đêm khuya, vì dở tay nên ngồi vẽ một mạch năm sáu tấm mới dừng. Một đêm tháng tư. Một đêm dịu dàng sau cơn mưa xối xả. Công việc của một tuần bận rộn đã tạm ngơi. (Bận vì dạy online, làm audit cuối kỳ nghỉ dịch, và nhận thêm một việc mới nho nhỏ). Không lâu lắm nhưng cứ có cảm giác như lần cuối cùng ngồi vẽ đã cách đây xa lắm rồi. Nhưng đúng ra là, gần đây mình toàn nghỉ ngơi vì chẳng có gì để làm, chứ không phải vì đã hoàn thành xong việc gì đó. Nên hôm nay mới có cái thoải mái này. Con Tae Hee mấy hôm nay dở chứng, nhảy nhót lồng lộn trong nhà, nhảy qua cả mặt người khi người ta đang ngủ. Mình nghĩ rằng con vật nó nhận biết xung quanh qua ánh sáng, âm thanh, mùi vị. Mình mà sinh hoạt đảo lộn giờ giấc thì nó cũng bị rối, không biết đêm hay là ngày dẫn tới tâm tính bấn loạn. Tại sao viết tới đây thì tâm trí mình ngay lập tức chạy về quận 7. Quận 7 là những đêm không ngủ. Quận 7 là những ngày không quên. Bóng ai đó với chiếc xe đen đã một mình lang thang khắp chợ cùng sông.

corona ngao ngán ký (5) - lựa chọn, tháng năm uể oải và những truyện không muốn viết

Hình ảnh
1. Những ngày đứng giữa nhiều lựa chọn. Càng lớn, con người ta càng rơi vào những trạng thái buộc phải lựa chọn nhiều hơn. Và các "option" cũng hệ trọng hơn, hấp dẫn hơn, nhưng buộc phải đánh đổi nhiều hơn.  Khi ta không có gì để mất, lựa chọn thật dễ dàng. Khi ta bắt đầu sở hữu nhiều hơn, theo thời gian những mối quan hệ đậm sâu hơn, vòng kết nối xã hội khăng khít hơn, những gì ta có đáng giá hơn, thì ta bắt đầu lo sợ bỏ lỡ , đánh mất, tiếc nuối và phải làm lại từ đầu . Những từ khoá này bỗng chốc trở nên có sức nặng hơn bao giờ hết, vì ta đã chớm qua thời phù phiếm và biết trân trọng điều giản dị. Bởi mới nói khổ cũng có cái sướng của khổ, sướng cũng có cái khổ của sướng. Mỗi chúng ta đều đang đấu tranh bên trong hoặc bên ngoài, mà không thể nói được là cuộc đấu tranh nào cực nhọc hơn. Đến đây, chắc chắn mọi người đều nghĩ tới một kết luận: "Vậy nên phải thấu hiểu và yêu thương nhau". Nhưng không, trước hết, phải quan tâm, coi trọng và truyền thông cho x

Twinkl và câu hỏi: Công việc thực sự của giáo viên là gì?

Hình ảnh
1. Về Twinkl Twinkl là một nhà xuất bản giáo dục trực tuyến, sản xuất tài liệu giảng dạy và giáo dục, được thành lập bởi Jonathan Seaton và Susie Seaton. Trụ sở chính của công ty đặt tại Sheffield, Anh.  Ngụp lặn trong Twinkl cả buổi, trước hết thấy hầu hết những gì mình cần đều đã có sẵn. Người ta đã sản xuất ra một kho tài nguyên khổng lồ, chuẩn xác, đầy đủ và ăn đứt tài nguyên tự làm của giáo viên ở độ thẩm mĩ. Từ tài liệu môn Toán, tới các chủ đề đọc hiểu, những khái niệm khoa học, đời sống để dạy trẻ. Từ tài liệu chủ nhiệm, quản lý lớp học, tới hỗ trợ về phương pháp học tập và sức khoẻ tinh thần của người học. Từ phiếu học tập tới bài giảng PowerPoint, trò chơi,... Tất cả được phân theo độ tuổi. Một cái kho không những giàu có mà còn ngăn nắp. Nếu ta có ý định download hết tài liệu trên này về để dành xài, thì có lẽ phải mất một lượng thời gian tính bằng tuần, bằng tháng, và nhiều nhiều ổ cứng. 2. Phong phú lựa chọn về tài nguyên cho giáo viên Twinkl chắc chắ

phải đọc

Hình ảnh
Phải đọc cái gì đó khác với status Facebook, vì sao bạn biết không, vì tất cả những kẻ viết Facebook đều đã đem status đi in thành sách, và bạn không thể phân biệt được đâu là văn chương với cái na ná văn chương nữa. Phải đọc kinh điển đôi khi đấy, vì cuộc chơi của các nhà xuất bản thảy vào người đọc quá nhiều lựa chọn mà lựa chọn nào họ cũng thổi phồng lên như là kinh điển. Trong khi kinh điển thực thì khiêm tốn hơn nhiều. Henry David Thoreau nói trong Walden: hãy đọc những  gì xuất sắc nhất mà những thế kỷ vừa qua có được. Chúng ta có ít thời gian trên đời hơn ta nghĩ. Phải tìm những cuốn sách của thời xa xưa, vì những cốt truyện càng lùi về thuở ban đầu của nhân loại thì càng đơn giản, gần gụi, không bị làm phức tạp lên bởi bút pháp, cuộc chơi nghệ thuật của những kẻ thích thi thố tài năng. Một câu chuyện tình bi kịch như "Trà hoa nữ" đã được kể lên một cách dễ hiểu nhất có thể, không bị áp lực của việc phải kể cái gì mới. Không cầu kỳ nhưng nó khiến người ta rơi

vá khâu

Hình ảnh
Hôm nay lôi đồng quần áo cũ định bỏ đi, lựa những sớ vải đẹp nhất cắt ra để làm khăn trải bàn, bọc hộp đựng khăn giấy, may một dải cờ xanh đỏ để treo trong nhà cho xinh. Hồi xưa suýt nữa thành dân nhà nghề, đồ đạc để may chuyên nghiệp chẳng thiếu gì trừ máy vắt sổ. ^^ Những xấp vải lúc nào cũng cao ngất vì thấy vải đẹp ở đâu lại tha lôi về. Từ kéo tới kim chỉ, nút cài, phéc mơ tuya, cái thước đo, miếng bông để chần, bàn ủi, ... Chị Nhàn cho mình một chiếc bàn gỗ đỏ, rộng và chắc chắn. Mình dùng nó làm bàn-nhà-may. Tha hồ trải vải, vẽ phấn, cắt vải mà chẳng sợ còng lưng.  Bây giờ thì chẳng có nổi một chiếc máy may, chỉ biết hì hục khâu tay. Hồi đó, sau một cuộc di cư (nhà cửa và tâm hồn), mình vứt bỏ đi tất cả những thứ đồ tưởng chừng như vô nghĩa lúc này, trong một cuộc sống ngày càng trở nên thực tế ( suốt với chỉ thì ích gì cho buổi xờ ta ấp này hở em? ) Rời căn nhà quận 7, cũng là bỏ lại phía sau cả một thời chỉ sống bằng mơ mộng. Một thời chiều nào cũng bày vải ra

thời

Hình ảnh
Rồi sẽ tới thời của tụi mình không anh? Đám trẻ hỗn hào, chảy thây, bệ rạc Dễ cười đùa nhưng cõi lòng tan nát Biết mọi thứ hợp thời, chỉ tuân phục là không. Mình sẽ làm gì ngày quả chín, bõ công những gieo trồng, hy sinh, kỳ vọng Mình có hào sảng ca bài ca dẫn đầu dư luận Câu chuyện thành công, hiểu nhiều, học rộng Cho đám hai nghìn lác mắt chạy theo? Mình sẽ làm gì? Có lẽ là không ca tụng nổi những điều mình ghê sợ lớn tiếng dạy người bài học mình mới vỡ Những kẻ tới thời ngơ ngác nhìn nhau. Tim em còn thấy đau Mắt biết đêm thao thức Ngày là đêm như mực Đêm là tương lai xa Chiều là những nụ hoa Nở nấm mồ buổi sớm Em chắc không chờ được Thời em, thời chúng ta.

corona ngao ngán ký (4) - về mèo, giáo dục và sự mắc kẹt

Hình ảnh
1. Những chuyện về mèo Em mèo Tae Hee đã ở nhà mình gần được một tuần. Em thật ngoài sức tưởng tượng và mong đợi.  Tối đến, khi mình dọn chiếu và chăn ra chuẩn bị đi ngủ thì em cũng sửa soạn đi ngủ. Em chạy loanh quanh tìm một chỗ ưng ý nhất: vừa có mền trải êm ái bên dưới, vừa nhằm một góc nào đó để lưng hoặc mõm em có thể cọ vào xung quanh lúc ngủ, và nhất là phải gần người, để em được xoa lưng, gãi cổ, vuốt ve khi đi vào giấc ngủ. Khi ta xoa cho em, có thể em dư sức biết, nhưng vẫn nhắm tịt mắt, thở đều và sâu, yên tâm tiếp tục ngủ.  Sáng ra, nếu ta dậy 8h thì em sẽ dậy 8h. Nếu ta quay lại giường ngủ tiếp tới 9h thì em cũng chẳng ngại nằm xoài ra bên cạnh ta để 9h cùng thức dậy. Và nếu sau khi ngủ dậy ta ngồi trên ghế bành một chút, lim dim cho tỉnh ngủ thì em cũng sẽ leo lên ghế bành cuộn tròn bên cạnh.  Nếu nhà có người lạ tới chơi, dù chỉ một buổi, em sẽ trốn kĩ trong góc cả ngày, không ló mặt, thậm chí bỏ ăn uống. Phải mất một thời gian đủ dài để em xác nhận rằn

tương lai

Hình ảnh
có những sáng tỉnh dậy, câu đầu tiên hiện ra trong đầu là "em không biết sau này phải làm gì". thậm chí "em không muốn làm giáo dục". một nỗi chán ghét tận cùng dâng lên, khi nhìn sang xung quanh: những người khởi xướng ồn ào và khoe mẽ. những dòng văn không phải là suy tư, là nghiền ngẫm, là ý tứ, mà là truyền thông, đơn giản chỉ là truyền thông. (có vài năm em cũng buộc phải expose quá sôi nổi trên mạng, vì làm ngoại khoá, phải tương tác với khách hàng, có khi nào suýt chút nữa em đã chọn làm một kẻ viết mạng xã hội ồn ào rủng roẻng?) những hình ảnh không phải là life style của họ, không phải là cảm xúc tận đáy lòng, mà đầy sự sắp đặt, màu mè trang trí. càng làm càng thiện xảo, diễn mà như không diễn. trôi tuồn tuột, khen chê tấp nập rồi cũng rời đi như chưa từng tồn tại. những tính toán gớm ghiếc mà vờ như là trong sáng. những dụng ý thực sự được che đậy bằng tâm nguyện giáo dục. tâm nguyện của ai cũng thiết tha, nỗi lòng của ai cũng đau đáu. nhưng l

mèo mèo chó chó

Hình ảnh
Con Tae Hee nay đã quen nhà, quen tiếng ồn, bắt đầu bộc lộ những tính cách và thói quen của nó. Yểu điệu nhẹ nhàng, một nàng mèo ưa yên tĩnh, ngủ một tẹo ăn một tí, nhỏ nhẻ. Đi vệ sinh cũng kín đáo không phiền tới ai, bữa đầu cát dơ và hôi ẻm có vẻ chê nhưng vẫn đi. Hôm nay thì có cát mới, đi ngon lành nhẹ nhàng, xong xuôi tự đào cát lấp. Nhớ mấy hôm đầu đầy sợ hãi, em chỉ trốn thôi. Em không giơ đầu ra để chịu sự lạ lẫm mà em không quen, em trốn tiệt trong một xó kín nhất, có thể ngồi hàng giờ, thậm chí nửa ngày ở một chỗ. Em tiết giảm ăn uống, vệ sinh, không gây phiền toái tới ai, vẫn sạch sẽ yểu điệu chứ không vì căng thẳng mà lôi thôi. Nhưng nhất quyết là không trình diện. Hôm nay, em thoải mái nên đi lại tự do hơn. Lúc đó ta mới thấy em siêng liếm láp, ưa chăm sóc cho bản thân, quấn người em mến, thích ngủ rúc đầu vào nách.  Em như một cô gái có quy tắc riêng nhưng không vì chút bất tiện ngoại cảnh mà quên mất mình thích gì và e ngại cái gì. Không vì sợ hãi mà biế

Bất bình đẳng cơ hội

Hình ảnh
1. Bất bình đẳng cơ hội là một vấn đề thực sự có tồn tại.  Đơn giản thôi, giữa những học sinh ở khắp đất nước này, những đứa trẻ đều đang ngỡ rằng chúng đang được hưởng những điều kiện giống như bạn bè ở bao vùng miền khác, có thật sự bình đẳng? Sách đọc, học tiếng Anh, những hình mẫu bao quanh chúng, truyền hình cáp, bức tranh nghề nghiệp của người lớn (cái sẽ góp phần hướng nghiệp cho học sinh), điều kiện kinh tế từng vùng? Nhân sinh quan, thế giới quan hạn chế đôi khi chỉ do ... internet không đủ mạnh là điều hoàn toàn có thể ^^. Và có những cái tiền không mua được, một cục tiền bự nằm ở quê cũng không biết được là ngoài kia có tồn tại cái đáng giá để mà mua, nếu tiền không được cung cấp cùng lúc với tầm nhìn. Tuy nhiên, oán thán ai cho cái chuyện này? Chẳng ai cả. Đời vốn như vậy và người được trao cho nhiều cơ hội cũng đâu có được lựa chọn. Họ sinh ra đã được như vậy rồi. Nêu ra chỉ để chúng ta nhận thức về vấn đề này thôi. “ Nhiều người quên rằng bất bình đẳng cơ hội thự

Sinh viên ngoại tỉnh, xenophobic và một nền giáo dục tập trung

Hình ảnh
1. Trưa ăn xong, no cành hông, nhìn ra trước cửa thấy gió thổi làm cái cây to xào xạc xào xạc, nghĩ rằng sáu năm nay ở Sài Gòn gặp toàn chủ trọ dễ thương nên được sống thoải mái, basic needs không bị đe doạ, có cảm giác được làm người một cách bình đẳng như bao người Sài Gòn. Hồi sinh viên, hai vòi nước thì bị bịt mất một vòi, vòi còn lại siết cho nước chảy nhỏ giọt hứng nửa ngày mới tắm được. Bố tới thăm đóng tiền 30k/ngày. Chiều chiều ngủ dậy nghe bà chủ trọ chửi sinh viên tỉnh cả người. Đấy là basic needs về ăn ở thôi, chưa bàn đến khía cạnh tinh thần cao quý gì. Sinh viên nhập cư mà, làm gì được có đời sống tinh thần trọn vẹn. Tuy nhiên chẳng có người nơi nào xenophobic* từ trong máu, ở đâu cũng có những hoàn cảnh riêng của nó khiến cho người ta sống như vậy, nên thôi hông sao cả. 2. Mình chỉ nghĩ về một chuyện. Năm 18 tuổi, mình không có một lựa chọn nào khác ngoài Hà Nội. Vì ở đây có những trường Đại học tốt nhất, thế thôi. Nhưng khi đi học, áp lực của một nền vă