Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2018

Chuyện ở SSIS

Hình ảnh
1. Bạn sẽ làm gì khi:  - 100% học sinh lớp Vietnamese Literature của bạn nói rằng chúng không thích Việt Nam. - Chúng nghĩ rằng lý do chúng phải ngồi đây và hy sinh giờ thể thao, hy sinh việc đi về nhà là “the government”. Cái “government” đó trở thành một từ khoá giễu nhại kinh điển nhất trong các lớp Việt Nam học chiều thứ Tư. - Học sinh nói và đọc tiếng Việt chưa sõi, có thói quen chèn tiếng Anh. - Học sinh không thể sống thiếu thiết bị điện tử trong một phút. 2. Nản? Sốc? Ghét? So bì với giáo viên các môn dạy bằng tiếng Anh và tủi thân? Tìm cách than phiền đổ lỗi? Vậy thì sợi dây duy nhất gắn bạn với công việc này khó có thể là gì khác ngoài ... tiền và ngày nào tới lớp bạn cũng muốn bỏ việc mất thôi?  3. Với một giáo viên đã chuẩn bị trước tâm lý cho những điều này và chờ đợi chúng như những thử thách trong sự nghiệp, mình thấy ... bình thường. Như mình đoán, mình đã tìm ra tại đây, lớp học bé nhỏ này nhiều câu chuyện thú vị để mài giũa góc nhìn của chính mình. Và mình th

Lan man về đọc sách, mua sách, tối giản và sống xanh

Hình ảnh
1. Cây xanh dùng để làm giấy không đến từ những cánh rừng cần bảo vệ, không phải là những loài cây quý hiếm, lâu năm. Nhiều cánh rừng được trồng mới để làm giấy, giống như một hình thái nông nghiệp hơn là lâm nghiệp.  Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng giấy thoải mái và lãng phí giấy vô tội vạ. Trung bình một cây xanh làm ra 8333 trang giấy. Nếu bạn có một cuốn sách dày 250 trang, cuốn sách đó tương đương với 3% của một cây xanh. Mỗi năm ở Mỹ, 2 tỷ cuốn sách được xuất bản. Để có đủ giấy cho số lượng sách này ra đời, 32 triệu cây xanh phải ngã xuống. Tiết kiệm giấy chính là giúp giảm bớt số cây xanh bị khai thác.  2. Nhưng tiết kiệm giấy viết thì còn hiểu được. Giấy đọc tiết kiệm sao đây? Tiết kiệm như vậy có đồng nghĩa với đọc ít đi? Không. Chúng ta vẫn sẽ luôn đọc những gì chúng ta muốn đọc. Ở đây mình chỉ muốn nói tới tác hại của việc nghiện mua sách, mua sách vô tội vạ mà đọc chẳng bao nhiêu. Nói nôm na là “mua về để đó”. 3. Nhiều người có sở