Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2015

Một chuyện để nghĩ

1. Mọi giáo viên và mọi nơi trong nhà trường này đều kể với mình những câu chuyện có mô típ như sau: - X. là một đứa cá biệt/đanh đá cá cầy/hay vi phạm lỗi A./tinh tướng hay cãi... Đại khái là những học sinh không giống hình dung và mong muốn của giáo viên. - Anh/chị đã dùng cách này nè (giấy tờ/hình phạt/phụ huynh/chép phạt/quy trình/điểm hạnh kiểm/giám thị). - Cuối cùng nó sợ chết khiếp/có dám nữa đâu/đỡ rồi/không hề ho he gì nữa/thay đổi/ngoan. Và rất dễ kết luận rằng mình đã thay đổi được một học trò. Trong lúc thực thi các giải pháp kỷ luật, thầy cô phải có một niềm tin và luôn phải tự nhủ với mình rằng: "Mình có thể bị ghét, làm nó ghét, nhưng đó là điều tốt cho nó. Rồi mai sau nó sẽ hiểu. Phụ huynh sẽ hiểu." 2. Vấn đề là: - Có thật mình thay đổi được HS hay chỉ làm cho HS tạo ra một vỏ bọc trước mặt mình hòng yên chuyện? - Làm sao mình lại biết được cái gì là tốt cho ai đó? - Làm sao mình dám chắc hành vi của HS là sai trái, là lỗi lầm mười mươi? - GV có từng

Những thứ mình không nghĩ mình sẽ quen

1. Làm việc trong điều kiện thiếu tư liệu. Tại vì, luôn luôn như thế. Và mình đã từng chưa bao giờ biết đủ. Giờ mình thấy chuyện đủ mới lạ, thiếu là bình thường. Miễn không tự đắc cho rằng mình đã thấu triệt cả nhân loại rồi là được. 2. Đặt mục tiêu đọc 20 cuốn sách 1 năm. Mình đã từ bỏ tham vọng tàng kinh các các kiểu. Mình thích đọc sách mỏng độ 250-350 trang vì hợp với điều kiện thời gian, não trạng của mình. Goodreads nó vừa bảo ê mày đọc được 15 cuốn rồi đó, 70% rồi đó. Ấy là kể cả 1 tháng hè đọc khá là nhiều để bù vào quãng thời gian chỉ có làm việc. Còn 5 cuốn và tròn 2 tháng nữa. Haizz. Nó báo tin vui mà như tin buồn. 3. Không đi trễ. Riêng chuyện này mình thấy quá sức bình thường và nhạt toẹt. Người chứ có phải máy đâu. Nhưng người ta muốn mình làm máy. Những thứ mà mình sẽ cố để quen trong thời gian tới: Chấp nhận rằng mỗi người có một cuộc đời riêng và chính họ chọn cách họ sống. Mình vô can.

Nhiều khi

Nhiều khi cũng không hiểu cố chứng tỏ mình hơn người ta để làm gì hay chỉ là để thỏa mãn phần ác tiềm ẩn bên trong mỗi con người? Họ có bao giờ chịu thừa nhận cái hay của mình? Họ có thể thay đổi không? Không. Rõ ràng ganh đua chỉ là trò tự sướng.

Trong khi chờ cháo tôm

Mình mệt theo cái kiểu nóng bừng người, không biết bị sao. Nên mình nấu một nồi cháo tôm ăn một mình. Tối hôm qua cũng nhiều việc, mà tự dưng mình lại buồn. Tại đang tìm clip thổi sáo thì nhớ đến Tịnh. Từ 2011 tới nay, mình hầu như không còn liên lạc, hay nghĩ đến Tịnh. Vậy mà, người đó đã từng là niềm vui và biết bao nước mắt của mình suốt một năm trời. Niềm vui là buổi tối đầu gặp Tịnh, thấy bạn thấp thoáng trong ánh đèn vàng căn phòng trọ, đứng vững, mắt sáng như sao, cười hiền hậu. Là một buổi trưa bạn xuất hiện trước ngõ nhà mình, vì mình nói mình đang có 10 nỗi buồn không giải quyết được. Là những sáng hồi hộp chuyển bức thư tay. Là buổi tối ở trường Phan bị muỗi cắn sưng chân. Là cơn bão số 5, là bản Canon in D mà Tịnh thổi mình nghe trong tiếng bão. "Su In à. Đây là bức thư thứ 3 T. viết cho Su In, trong khi 2 bức kia chưa gửi mà cũng không định gửi. T. đang ngồi trước hai ngọn nến. Một cao, một thấp. Dường như, ngọn nến chỉ sống hết mình khi nó cháy".

Những ngày nặng nhọc

Mỗi khi gặp một sự việc ngoài ý muốn, khó khăn nhất là mình phải vật lộn với con người mình. Tính tình mình nên ra sao, tình cảm mình nên thế nào, ngu hay khôn, thẳng hay khéo, và quan trọng nhất là làm sao giũ bỏ gánh nặng trong tâm trí này để sống cho ra sống, thảnh thơi, chất lượng? Bất kì lúc nào những vấn đề kia bay đến, mình cũng chông chênh. Tất cả những muộn phiền và thù hận chất đầy, làm mình nửa tin rằng mình đang sáng suốt, tỉnh táo hơn bao giờ hết, nửa lại có cảm giác mình đang trở thành người xấu. Để nói rằng có một cách nào đó giải quyết trọn vẹn, êm đẹp vấn đề, thật khó. Không chừng lần này mình chọn êm đẹp, lần sau mình sẽ phải gánh chịu hậu quả tai hại, khủng khiếp của cả nể, nhường nhịn. Tất cả những điều đó hành hạ mình trong vài ngày nay. Tâm trí bị giằng xé dù mình luôn cố gắng cười nói với học sinh của mình. Yếu ớt tới mức, nghĩ tới cảnh về nhà một mình là mình ớn lạnh, y như những ngày cô quạnh ở Hà Nội. Hồi đó,  biết bao lần mình đã ngồi sụp xuống sàn nhà mà k

Vấn đề nhỏ của em

- Em chia ra rất rõ ràng, một bên là những thứ em chấp nhận được, một bên là những thứ em tột cùng căm ghét, không thể đội trời chung. Em đã từng nghĩ mình có nghĩa vụ phải tỏ rõ lòng ghét đó để trên đời bớt người giả dối, ảo tưởng. - Tại sao em cứ nghĩ là chỉ có 2 thái cực đó thôi? Tại sao em không nghĩ tới cái gì ở giữa? - Em nghĩ nếu cứ lừng khừng ở giữa, cái giả dối dễ trà trộn vào. - Thế em có bao giờ mang cái xấu không? - Em có. Nhưng em không thỏa hiệp với cái xấu của em, vỗ ngực bảo em là thánh nhân. - Tại sao em bắt người khác cũng phải như vậy? Chẳng lẽ họ phải la toáng lên họ là người giả dối, em mới vừa lòng? - Tại sao họ không tự suy xét lấy họ? Tại sao họ dám tự cho mình đứng về phía lương thiện trong khi phần còn lại của thế giới trong đó có em là cái ác một mực chống lại họ? Tại sao họ... Tại sao... - Vấn đề của em là không thể lươn lẹo xảo trá được nhưng hoàn toàn cũng không khôn ngoan, lý trí. Quá thẳng nhưng không đủ bản lĩnh. Có lẽ cũng vì thế mà mình mới