Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2020

Một giờ học

Hình ảnh
(Bài chỉ dành cho giáo viên dạy ngôn ngữ, không nói về việc dạy Văn, không dành cho các hoạt động khuyến đọc. Đối tượng người học trong bài là trẻ không thạo tiếng Việt) Có nhiều giờ học nhìn thì vui nhưng không hẳn là những giờ học mình ưng ý và thấy hạnh phúc. Nên mình muốn note lại những giờ mà mình thấy hài lòng hơn một chút so với thông thường, dù hình ảnh về mấy buổi như vậy không có gì ấn tượng. Rồi. 1 2 3 bắt đầu. Câu chuyện Tích Chu được phát qua audio. Học sinh cầm tờ giấy có chứa câu chuyện với nhiều chỗ trống, nghe và điền. Vẫn là giọng mình nhưng thu lại rồi phát qua audio là để huy động sự tập trung, tạo cảm giác mới mẻ và kêu gọi được nhóm người học auditory. Chỉ mất 1 phút để thu âm. Mình không phải là fan của việc bày vẽ về công nghệ một cách không cần thiết. Tiếp đến cô chọn trong bài ra 8 từ cô cho là khó trong bài, đọc từng từ bằng miệng, học sinh viết vào bảng con theo những gì mình được nghe. Học sinh quốc tế hay viết sai chính tả, quên bỏ dấu, vật lộn với các ng

Chuyện vặt đêm muộn

Đã lâu rồi mới lại thức quá nửa đêm như thế này kể từ khi bắt đầu năm học. Vì muốn nghĩ thêm một chút cho ý tưởng bài dạy được cẩn thận. Và thật ra là đã ngủ được 40 phút lúc 8h nên bây giờ hơi tỉnh. Con Hee chờ mình để cùng đi ngủ. Nó nằm trên ghế bành, co quắp. Mỗi tối nó thường ngủ ngay cạnh mình trên chiếu, nhưng nếu mình thức khuya thì nó sẽ có ý đợi. Cũng có hôm nó nằm sẵn trên chiếu, giữa mền gối để đợi. Nhưng cũng có nhiều lần như hôm nay, nó ngủ tạm đâu đó, rồi lập tức di chuyển xuống nằm cạnh mình khi việc mình đã xong. Khi đó, thủ tục ngủ của nó là đi loanh quanh chỗ mình nằm tìm một góc thoải mái nhất để an vị. Có khi là trên mền, êm ái. Có khi đánh phịch tấm thân xuống sát người mình, lưng dựa vào người mình và có ý đòi được gãi bụng cho để đi vào giấc ngủ. Có hôm kiếm chỗ có cái mền bằng lông để mút lông rồi cứ thế ngủ. Còn thường xuyên nhất, nó tìm ra khe hẹp giữa gối mình và vật bên cạnh, chèn người nó vào đó, chật chội và ấm áp, rồi ngủ tới sáng. Nó nằm ngay cạnh mặt m

Nhật ký dạy học qua ảnh

Hình ảnh
 Những hình ảnh kể chuyện dạy học trong những tuần qua của mình. Hình 1: Những hình ảnh chụp từ sách hoặc truyện chọn làm chất liệu cho bài học.  Thứ dễ khiến trái tim rung lên nhất chính là những trang sách thiếu nhi đẹp tuyệt. Lựa chọn picturebook và ehon chất lượng cho trẻ cấp 1 đọc, cũng như các câu chuyện có sức gợi cho cấp 2 nghiên cứu, là một phần quan trọng trong "thành bại" của bài dạy. Gần đây mình có đọc một cuốn chuyên khảo về ehon, biết được thêm một số tiêu chí khắt khe về sách tranh của Nhật Bản. Về nét vẽ cần có được sự hồn nhiên, tính chất kể chuyện, có sức khơi gợi tưởng tượng. Bên cạnh đó sách tranh là nền tảng hình thành khiếu thẩm mĩ cho trẻ nên cách các hoạ sĩ tạo hình cũng sẽ giúp trẻ có ý niệm về chuyện thế nào là đẹp - xấu. Còn về cốt truyện, cũng sẽ có rất nhiều tiêu chí để câu chuyện hay mà không giả tạo, ý nghĩa mà không áp đặt. Hôm nay bạn M. lớp Hai đưa đến lớp một cuốn sách để cô đọc cho cả lớp (đây là một điều được khuyến khích trong lớp của mì

Sách về quyết định và lựa chọn cho trẻ

Hình ảnh
  Sớm muộn gì ta cũng đối mặt với các tình huống phải đưa ra lựa chọn. Không có lựa chọn đúng và sai, theo mình dù ta có đâm đầu theo hướng nào thì sau này kiểu gì ta cũng có lý do để justify cho nó thành đúng. Nhưng lựa chọn sao cho sau này khỏi mâu thuẫn với chính mình hoặc phải ước được chọn lại, thì cũng không dễ, ha. Trẻ con có thể làm quen với việc đưa ra quyết định và lựa chọn (making decision and choices) qua những cuốn sách nào nh ỉ? Tạm thời mình nghĩ ra nhiêu đây: 1. Alice in wonderland (Alice ở xứ sở diệu kỳ) với đoạn thoại kinh điển:  - Tớ nên đi con đường nào bây giờ? - Điều đó tùy thuộc vào việc cậu muốn đến đâu. - Tớ thật sự chẳng quan tâm lắm về cái nơi mà mình muốn đến. - Thế thì cậu cũng không cần quan tâm là nên đi đường nào! Một khi mà cậu đã không quan tâm đến cái nơi mà mình tới thì đi đường nào mà chẳng được! 2. Oh the places you'll go (Ôi chân ta rong ruổi phương trời) của Dr. Seuss.  "Cậu có não trong đầu. Cậu có chân trong giày. Cậu có thể lái mình t

Nền giáo dục không xứng đáng

Hình ảnh
Mỗi ngày khi lắng nghe bạn bè trong trường trò chuyện, mình đều nhìn thấy những vết sẹo lỗ chỗ như tổ ong chẳng thể liền, từ những cơ sở giáo dục lưu manh (rất tiếc phải nói từ này) họ từng đi qua. Tuổi trẻ ta đâu có nhiều lựa chọn, cũng không khôn khéo lõi đời, và tệ hơn, ta tràn đầy niềm tin và kỳ vọng. Kẻ ít lựa chọn luôn là người yếu thế. Kẻ ngây thơ là người dễ bẻ gãy. Còn mong manh nhất chính là kẻ nào mang niềm tin tưởng tốt đẹp trong đời, vì họ là kẻ chẳng đề phòng. Không gì yếu hơn kẻ đó. Lưu manh ra tay họ tất yếu sẽ bị thương. (Nhưng xét cho cùng lưu manh cũng vì bị thương nên mới tự vệ. Bị thương và không đủ hiểu biết để kéo mình ra khỏi vết thương.) Gương mặt người bạn chung trường mà mình yêu mến đầy những ưu tư, lắng lo cho học sinh, và buồn tủi đôi khi, nhạy cảm thái quá với sự đối đãi, sợ bị lợi dụng, sợ thiệt thòi, sợ đau, dễ vui cũng dễ sầu muộn. Bàn tay chị khéo léo lồng từng bức tranh vào tấm giấy ép, giọng nhỏ nhẻ kể chuyện buồn vui. Mỗi ngày lọ mọ tận tụy với từn

Hai ghi chép nhỏ: Materials và những tiết dạy không giáo án

Hình ảnh
Lần nào gặp mình Trish cũng hỏi "Are you happy".   😂   Mình thấy lạ là ngày nào mình cũng yes.   🥰  Có thể vì những trải nghiệm đa dạng trong quá khứ giúp mình trân trọng những gì đang có. Có thể vì ngọn lửa cháy từ trong lòng suốt chục năm nay che đi những gì tăm tối (nếu có) bên ngoài. Vì hạnh phúc nên sẽ cần có những ghi chép nhỏ để nhớ. Ngày hôm nay mình sẽ chép lại hai chuyện. 1. Materials - Lựa chọn chất liệu giảng dạy Hôm nay mình chứng kiến lớp 8 im lặng nghe kể chuyện "Cái gật đầu" - sự im lặng và chú ý hiếm hoi đối với một lớp tới 24 bạn và ngày thường không bao giờ có chuyện 100% học sinh đều tập trung (thú thực mình chưa làm được điều này). Câu chuyện hôm nay được kể bằng tranh và lời thoại: dạng comic. Phần hình vẽ làm tụi nhỏ khoái chí ngay khi vừa mở file. Nếu là mình, ắt hẳn mình sẽ cảm thấy đó là tiếng nói của thế hệ mình. Vừa cho học sinh xem tranh, mình vừa dùng lời kể (cố gắng) chuẩn mực hết mức có thể (kiểu văn viết chứ không phải văn nói) thu

Chủ nhật trời không mưa

Ở một nơi, vào một mùa mà ngày nào cũng mưa, một ngày cuối tuần mà lại không có mưa quả cũng có thể xem là trời đẹp. Cái ranh giới giữa im lặng và cất tiếng nó thật mong manh. Mỗi lần quyết tâm im lặng thì lại thường không được lâu. Nhưng sự cất tiếng cũng không làm cho lòng thoải mái. Cứ loay hoay trong những nhân dạng, bản tính, thói quen không thực sự là mình.  Một cuộc nói chuyện với chị Q. đánh thức vài điều. Nhưng điều mà ta biết chắc lúc này đó là những dấu hiệu của một kẻ vô lại: - Siêng dùng FB. - Reply tất cả người hâm mộ. - Post những post bài bản và nằm lòng công thức câu like. - Những thứ họ khen là những thứ họ còn chưa kịp đọc hết. - Những người họ bá cổ ôm vai check-in là những người họ còn chưa kịp tìm hiểu. - Họ ăn cắp ý tưởng và ăn cắp cả sở thích của người khác. Nhưng trên mạng xã hội thì mọi thứ mất dấu rất nhanh và nhanh chóng trở thành của họ. Viết tới đó thôi, để dành sự mạch lạc cho những hôm rỗi. Nợ nần bài vở ngập đầu, công việc còn chưa vào đâu. Mà nỗi chán

Nhật ký trở lại trường học - Back to school 2020

Hình ảnh
Đã lâu mình mới lại bắt đầu năm học mới theo cái cách thông thường, cái cách mà mình đã theo 2 năm đầu đi dạy, cũng là cái cách mà hầu hết giáo viên trên thế giới và Việt Nam đang trò chuyện rôm rả trên các diễn đàn. Hôm nay, kết thúc ngày học đầu tiên của năm học mới ( first day of school, yeah) mình sẽ ghi chú lại một số điểm đáng chú ý từ khi quay trở lại trường tới nay. 1. Các buổi tập huấn ( workshop ) Tuần lễ định hướng (orientation week) bắt đầu với những buổi tập huấn (workshop) vốn dĩ là offline nhưng đã được chuyển sang nền tảng online cho an toàn. Trong các buổi tập huấn, mình có lúc hiểu lúc không. Đặc biệt với chuỗi tập huấn về The Monalisa Effect của Matthew Savage thì phải thừa nhận là mình chỉ hiểu được khoảng 30%. Có nhiều lý do như: ngôn ngữ (kỹ năng nghe tiếng Anh của mình luôn yếu nhất trong 4 kỹ năng), chưa quen môi trường (mới làm ở đây nửa năm) nên khó hình dung bối cảnh, không được trang bị các khái niệm nền tảng, nhóm người học đông với nhiều đặc điểm khác nhau

Một ngày bình thường (mới^^)

Hình ảnh
Another new-normal day Năm học mới đã bắt đầu được hai ngày. Trong hai ngày đầu, bọn mình chỉ ngồi tại phòng và dự các cuộc họp online. Dầu tình hình ở Sài Gòn nói chung và quận 2 nói riêng vẫn đang kiểm soát được, mọi người dường như đều tự nguyện chuyển tất cả các hoạt động nào có thể sang nền tảng online. Nửa năm đủ để không còn thấy bất tiện hoặc chán nản khi tham dự các cuộc họp qua Team, Google Meet hoặc Zoom. Đủ để tai nghe giọng sếp rõ hơn, nhanh hiểu ý hơn. Quen thuộc như chất giọng những bài listening trong kỳ thi IELTS mà ta cứ nghe đi nghe lại. Dù online nhưng việc được lên trường vào mỗi sáng và trở về khi trời chiều, thành phố chưa kịp kẹt xe cũng làm mình cảm thấy phấn chấn. Con người luôn cần công việc để cuộc sống của mình có ít biến số hơn, từ đó mới bắt đầu thiết kế được một kế hoạch nào đó cho tương lai xa. Ngoài ra, công việc đem lại cảm giác sống có ý nghĩa, tạo ra giá trị, giúp thiết kế một nhịp sinh học đều đặn hơn, nhất là với đứa nhếch nhác như mình. Sáng thì