Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

Viết report

Hình ảnh
Report là bản nhận xét học sinh do giáo viên viết. Có chỗ gọi là comment. Những từ khoá này có thể giúp ta tìm kiếm nguồn tài liệu tham khảo cho chính xác từ Internet.  Người đọc report là cha mẹ, học sinh, và cả ban giám hiệu, đồng nghiệp. Report được phụ huynh mong chờ, được nhà trường kỳ vọng, được học sinh nôn nóng tò mò. Mỗi năm có hai đợt, viết report được xem là thời gian tối quan trọng ở trường mình. Đợt 1, người ta rục rịch viết report từ đầu tháng 11, tức là chỉ ít ngày sau kỳ nghỉ giữa kỳ. Deadline được báo từ đầu năm và "sự kiện" này được hâm nóng bằng các thông báo, hướng dẫn, cuộc họp khi gần tới hạn. Một giáo viên sẽ đứng ra gửi form cho giáo viên khác đăng ký được người này dạy thay để có thời gian viết report trong tuần cuối cùng trước deadline. Cũng trong tuần cuối đó, một số cuộc họp sẽ được hủy bỏ để dành thời gian cho việc viết report. Khi giáo viên ngồi viết, đừng ngạc nhiên nếu thấy trợ giảng của họ chạy ra bên ngoài nhắc ta giữ yên lặng, miệng thầm thì

Trợ giảng và giáo viên chủ nhiệm

Hình ảnh
(TA & homeroom teacher) 1. Trợ giảng, TA, teaching assistant là các cách khác nhau để chỉ người hỗ trợ trong các lớp học. Trợ giảng là công việc triển vọng trong hệ thống trường quốc tế, dựa vào số lượng vị trí cần tuyển dồi dào, mức lương "sống được", cơ hội được quan sát, học hỏi. Nhóm TA ở trường quốc tế nào cũng khá đông, chủ yếu là người Việt. Ở trường mình, lớp chủ nhiệm nào cũng có trợ giảng. Một số lớp bộ môn cũng có TA, tuỳ vào nhu cầu của giáo viên. Lớp nào có bàn tay TA thì bước vào trông khác ngay. Hình dung đơn giản: lúc giáo viên (GV) dạy có người ngồi dưới chuẩn bị dụng cụ dạy học cho, tụi nhỏ học xong có người gom đồ lại giùm. Sản phẩm của tụi nó có bàn tay cẩn thận của trợ giảng phân loại, cặp lại, bỏ vào rổ. Đôi khi muốn treo cái gì xinh xinh trong lớp, thổ lộ nhẹ nhàng thì hôm sau đã có thể có một món trang trí quá mong đợi. Lớp có TA trông ngăn nắp hơn. Lớp không có TA trông như nhà của một người mẹ đông con và không có người đỡ đần. Đấy là chưa kể TA

thứ bảy

Hình ảnh
1. Thứ Bảy là hai tiếng toả ra niềm vui. Sự mệt mỏi thấm dần từ thứ Hai tới thứ Sáu, và tất cả được trút bỏ tại nơi làm việc sau 3h chiều, khi ta bước qua cánh cổng trường. Ta trút bỏ những trách nhiệm, lo lắng, căng thẳng khi tham gia vào những mối quan hệ có tính lợi ích, để trở về là chính ta, được thoải mái một chút. Đêm thứ Sáu sẽ dài như vô tận. Sẽ tha hồ làm thứ mình thích. Thức khuya một tẹo. Đọc những chủ đề linh tinh chẳng ích lợi gì cho công việc nhưng... chẳng sao cả.  Sáng thứ Bảy sẽ trễ nải vô cùng. Ta lỡ vài cuộc hẹn chỉ để được ngủ nướng tới trưa. Ta nằm dài thấy ánh nắng ban ngày trong phòng đẹp quá, lạ quá. Ta lười biếng dậy khi bụng đã réo sôi, gọi đồ ăn về rồi chăm cho chú mèo.  Con mèo đang bị nấm ở cổ, vì ngứa quá nên nó lấy chân gãi tới tróc da. Thương nó quá mà chẳng biết làm sao, bèn mua nano bạc về xịt sát trùng rồi dùng chiếc vớ cũ làm đồ bịt cổ cho vết thương đỡ bị cào, chà xát. Thứ Bảy ta chạy loanh quanh trong nhà, dọn mỗi góc một tí. Rồi chạy ù ra cửa hàn

Trong khi đọc

Hình ảnh
Một năm qua mình vật vã phá bỏ từng chút một những giới hạn/định kiến trong giảng dạy. Một trong số đó là cái chuyện giảng dạy đồng loạt, đồng phục hóa này. Khi mình cho coordinator của mình xem video giờ dạy tiếng Việt Tiểu học điển hình bên ngoài, bạn ấy đã rất sửng sốt. Tại sao học sinh có thể ngồi yên lâu như thế, phát biểu răm rắp như thế, gương mặt cô trò cứng đờ như thế, và bốn mươi phút chỉ text-based và text-based mà thôi. Không dễ dàng khi tư duy giảng dạy này đã thâm căn cố đế từ khi ta còn là học sinh, được "tạo điều kiện" bằng cách bố trí phòng học và giáo trình. Người ta muốn đồng phục hóa mọi thứ để dễ xử lý trên một số lượng lớn và để dễ "truyền đạt thông tin".  Nhiều nơi, nhiều năm nay hô hào thay đổi. Nhưng nếu vẫn là những cuốn sách/cơ cấu/quản lý mà mình biết đó, áp dụng thêm các "phương pháp mới", thì ta chỉ TƯỞNG là mình đang đổi mới mà thôi. Sao người ta chỉ đòi "giáo viên thay đổi", bây giờ nếu mình nói rằng mình nghĩ giáo

quãng tháng mười một

Hình ảnh
Nhân loại có một cuốn lịch từ tháng Một tới tháng Mười hai. Còn giáo viên chắc hẳn cần có một cuốn lịch riêng từ tháng Tám năm này tới tháng Năm năm sau. Theo đó, tháng Mười một là một quãng giữa là lạ, hay hay. Tháng Mười một là dịp những ăn mừng đầu năm đã qua, lễ hội cuối năm còn lâu mới tới. Tháng Mười một người ta bắt đầu "nhờn" nhau, chán nản, bệ rạc, động lực tự thân bắt đầu chạm đáy và cần một cái gì đó mới mẻ để kéo nó lên lại. Tháng Mười một phù hợp để có một tổng kết nho nhỏ cho những tháng vừa qua và còn kịp để thay đổi cho phần còn lại của năm trở nên hoàn hảo hơn. Sau ba tháng Tám, Chín, Mười làm việc liên tục, nay người giáo viên không còn cái sôi nổi, tin tưởng và  200% năng lượng. Cũng đã tự cho mình thả lỏng, được lười biếng, được mệt mỏi, được tiêu cực đôi lúc. Tháng Mười một, việc ở đâu bỗng đổ xuống đầu nhiều hơn, cũng có những hôm hụt hơi. Tháng mưa chiều, nắng sớm, những trận ốm tệ nhất một năm cũng (hy vọng là) đã qua. Tỉnh dậy sau cơn sốt, trận ho, nh