Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2017

Sự tử tế phi nhân

Cảm xúc tự nhiên là cái quan trọng. Dù gì, cũng phải để tâm tới nó trước. Nhìn vào tính người của nhau, tình người của nhau, những tâm tư, biến đổi, cả những yếu ớt, sợ hãi, tổn thương, để bầu bạn với nhau, xoa dịu nhau theo một cách người nhất, đó là điều cần làm. Những diễn ngôn về sự tử tế không nhất thiết phải đến trong lúc đó để khiến cho cảm xúc tự nhiên tự ghê tởm chính mình. Những quy ước có vẻ hài hòa, chừng mực, hướng thiện kỳ thực sẽ trở nên rất nhẫn tâm vì bỏ qua tất cả những cái gì người nhất. Chúng không nhất thiết phải đến để nhấn con người ta chìm sâu hơn trong sự cô độc, cảm giác xa lạ với toàn thể xung quanh. Khi một người đang ở dưới đáy cùng của một trạng thái nào đó, đừng đến như một tượng đài, một vị thánh ban ơn hoặc dạy dỗ bằng sự tử tế. Đừng nói về sự tử tế nữa. Người ta sẽ hoang mang, vì nhìn quanh, người ta thấy thiếu vắng một điều cần hơn bao giờ hết: sự thấu hiểu. Người tử tế không cần hiểu gì, họ đã hiểu hết mọi điều, vì họ tử tế, vì họ chỉ cần tâm n

Lời chào

Trong dòng suy nghĩ của mình, tôi biết, tôi đã gặp lại bạn, chị, anh. Tôi đã gặp mọi người ở trong tôi. Tôi vui mừng khi gặp lại mọi người, dù mọi người chẳng biết gì về cuộc gặp gỡ đó. Tôi vui mừng vì tôi chẳng còn từ chối rằng tôi cũng có khi giống mọi người nữa. Có những khoảnh khắc nào đó, tôi cảm thấy tôi chạm vào được bạn, chị, anh. Có thể chúng ta đã gặp nhau bằng những suy nghĩ giống nhau. Có thể có một con đường nào đó, khi tôi trôi tới điểm này, thì tôi vừa kịp hiểu ra bạn, chị, anh của một năm, hai năm trước, chắc họ cũng từng ở đây. Dù muộn màng tôi vẫn muốn gửi lời chào.

Ghét đến hết đời

Tình cờ nghe được có cô kia (ghét mình lắm), tuyên bố cô ghét ai là sẽ ghét đến hết đời, suy ra cô sẽ ghét mình đến hết đời. Dạo này nghe mấy chuyện như vậy thấy bình thường, chỉ như một đề bài để mà suy nghĩ - không hơn. Thế thì, mình nghĩ gì? Cuộc đời thay đổi liên tục, một người có thể kiên định không đổi để "ghét ai đó đến hết đời" cũng có thể gọi là có sức mạnh tinh thần khá là quật cường. Nghĩ thêm một chút thì thấy, nguyên do chắc là họ sợ sự thay đổi. Ừ, kỳ lạ lắm, nhiều người sợ sự thay đổi lắm. Chính cô đó hồi năm 2 đã khó chịu với mình khi thấy mình cười nhiều chứ không ủ dột như năm 1. Có nhiều người dị ứng với sự thay đổi, nghĩ thay đổi là xấu: không dứt khoát, không chân thật,... nên họ thà "ghét thủy chung" còn hơn trước ghét sau yêu. Buồn cười nhỉ? Họ định nghĩa thay đổi như thế nào nhỉ? Kiên quyết "ghét ai đó đến hết đời", có vẻ là một nỗ lực xây dựng tính cách cá nhân nhất quán, nhưng thực chất là tự cầm tù mình. Cô quyết định &qu