Bài đăng

một kiếp người vừa thoáng qua như mây

ông bà ngoại sinh được 6 người con. mẹ mình là chị cả. đối với mình thì mẹ là tấm gương tuyệt vời nhất trong gia đình ông bà. làm gì cũng giỏi và làm được những điều lớn lao, lo lắng được cho nhiều người. nhưng tất nhiên mẹ cũng có những điểm yếu mà có lẽ đã hình thành nên do hoàn cảnh, do câu chuyện đặc biệt của một cuộc đời giỏi giang vén khéo và biết lo xa, thành những nét cố hữu khó mà thay đổi. một trong số đó là việc mẹ ít sắp xếp được cơ hội và thời gian cho anh em mình gắn kết với họ hàng bên ngoại. so với mẹ thì bố có vẻ siêng năng và hứng thú với chủ đề này hơn nhiều. bằng chứng là gần như mỗi tháng bố đều về nhà nội hai lần và rất hay trò chuyện về xóm làng, dòng họ dưới quê cho tụi mình, cứ có dịp là kéo tụi mình về. cách thương của mẹ thì khác. mẹ thương thiết thực. phải lo được cho người ta, phải chìa tay ra giúp được khi người ta cần thì mới gọi là thương. không cần kè kè bên nhau nhưng mỗi người chăm chỉ làm lụng, lo cho bản thân ngon lành trước rồi từ từ đủ khả năng gi

tự do của mùa hè

Hình ảnh
Tối mùa hè trong căn nhà "mới". Thực ra mới với người chưa biết chứ với mình thì cũng mấy tháng rồi.  Nếu có gì thích thú nhất về mùa hè thì có lẽ đó là hương vị của tự do. Hai chữ tự do mà ai ai cũng nói về, cũng ao ước, nhưng không nhiều kẻ thực sự biết làm gì với nó. Hay thậm chí biết nó mặt mũi hình hài như thế nào. Rất nhiều khi trên hành trình "chuẩn bị cho tự do", họ đã đánh mất tự do. Tự do chắc hẳn là một thứ gì đó đâu đây, ngay lúc này. Là một thứ có hình hài lộn xộn, khó định nghĩa. Có người thấy không khí tự do trong một đoạn phim quay chậm với nền nhạc thư giãn, có người thấy nó trong hình ảnh "check-in" các địa điểm du lịch châu Âu của người bạn mình trên Facebook. Lại có người thấy nó trong túi tiền đầy ú ụ hay quỹ thời gian trống đáng thèm muốn của một người bạn khác. Tự do không nằm ở cái ta nhìn thấy mà là trong cảm nhận của chủ nhân những trải nghiệm ấy. Tương tự ta cũng có thể có một khoảnh khắc đời thường ngập tràn tự do, gấp nhiều lần

Chuyện sáo - chuyện học

Hình ảnh
  Nhiều năm rồi mới động vào cây sáo. Thấy nhớ hồi năm nhất học sáo với anh Minh. Bây giờ một số kiến thức và kỹ năng (ở mức vỡ lòng) hồi đó vẫn không mất, nhưng cũng là lúc đối chiếu lại rằng việc học ngắt quãng hồi đó đã đem lại lợi - hại như thế nào. Nhìn rộng ra về việc học tập của con người thì thấy kỹ năng nền móng quan trọng thế nào - hồi đó anh Minh kêu cả buổi chỉ tập thổi đúng một nốt Đồ - cũng như chuyện Leonardo da Vinci - dù là một thiên tài, cũng bắt đầu bằng cách vẽ đi vẽ lại hình quả trứng. Cơ bản như chuyện cầm sáo ra sao, đặt môi thế nào, thổi sao cho trong, không nghe phù phù, không tốn hơi và nhanh mệt, cũng là chuyện nhỏ mà bỏ qua thì những bước tiếp theo không cần học nữa. Thế mà người học mới - bao gồm mình hồi đó - lúc nào cũng chỉ nôn nóng được tập thổi theo bài hát, cứ một mình một ý, tự cảm âm, thổi nốt. Bây giờ cũng tập toẹ thổi được từ đầu đến cuối mấy bài như Ánh trăng nói hộ lòng tôi, Xe đạp, Làng tôi,... Nhưng nghe thì chả khác nào giọng hát Chai-en. Là

Tạm biệt Maria Johannes

Đây có lẽ đúng hơn là một tựa đề buồn cười. Maria Johannes là cái tên mình... bịa ra để gửi thư cho Red Cross Finland nhằm tố cáo Anthony, điều phối viên Oulu của tổ chức. Chuyện tố cáo ấy cũng là một chuyện buồn cười hơn là cái gì đáng để suy nghĩ. Vì mình, đúng hơn là tụi mình, chỉ là một số trong vô số người đã chịu đựng Anthony. Cái cách lão ấy làm cho người ta khó chịu rất ít khi gợi ra cảm giác sợ hãi, mà chỉ là thương hại. Và chịu đựng, rất nhiều sự nhắm mắt cho qua. Cho tới một ngày, mình, dưới cái tên Maria Johannes, đã soạn cho Red Cross một bức thư ra trò, đủ để chọc cho Anthony tức điên tới mức mở hẳn một cuộc điều tra nhiều tuần liền mà mình dù có ở nhà mấy tuần liền làm thesis cũng không qua được sự nghi ngờ của lão. Kết cục là một cuộc tranh luận dài đúng 2 giờ đồng hồ mà kết lại, Anthony không những không thể đuổi việc mình - vì điều đó sai luật và vì mình là một fundraiser giỏi, mà còn phải nhận những lỗi sai và động viên mình tiếp tục làm việc. Khi mình xin nghỉ hẳn đ

Đi chợ đồ cũ gần nhà

Hình ảnh
Gần nhà có chợ đồ cũ, hôm nào rảnh mình lại chạy ra chơi. Đảm bảo không bao giờ chán vì đồ được thay mới liên tục mà nhiều đồ thú vị, chẳng thể đoán được tuần này sẽ có những món gì. Mỗi chủ nhân thuê một gian hàng bé xíu, trên có móc treo, dưới có ngăn để đồ, dưới cùng là chỗ để giày dép và các vật cồng kềnh. Phí thuê một tuần là 30€, thuê lâu thì tốn tiền nên đảm bảo tuần nào ra cũng có nhiều gian hàng mới. Rất ít khi có gian hàng trống, cả một khu chợ rộng mênh mông đầy nhóc đồ đạc, nhìn hoa mắt, nhưng dòm kỹ từng ngóc ngách thì không bao giờ hết bất ngờ. Đi chợ đồ cũ mà hiểu người Phần hơn. Cái xứ gì mà dân hiền lành, nhẹ nhàng tình cảm, chú ý tiểu tiết, thích ở nhà, lại yêu thiên nhiên. Cứ trông cơ man nào là món đồ gia dụng bé xíu với hoạ tiết hoa lá, hoạt hình, cây cối, chó mèo là thấy. Mỗi thứ xinh một kiểu, mà thứ nào đã đem ra chợ bán là được vệ sinh sạch sẽ, nhiều món được gói ghém cẩn thận, trân trọng. Đem mấy thứ như vậy về nhà cảm thấy tin tưởng hơn vì nghĩ rằng chủ nhân

Fereshteh

Hình ảnh
Mình viết post này để khoe hình mình chụp cho Fereshteh, bạn thân nhất hiện tại của mình ở Phần Lan. Mặc dù mình có rất nhiều bạn tốt cùng lớp, nhưng bạn thân nhất của mình lại đến từ chỗ làm thêm. Fereshteh người Iran. Hồi mình gặp bạn là bạn mới vào Red Cross chưa lâu và đang suffer với việc không thể tìm được donation. Không như nhiều sinh viên rủng rỉnh khác có thể bỏ việc khi chán, Fereshteh có động lực mạnh mẽ phải ở lại Red Cross như mình. Đối với mình, động lực ấy chủ yếu vì tính mình lì, không thích đầu hàng và muốn học kỹ năng làm việc sau nhiều năm tháng quá tập trung học thuật. Còn với bạn mình, động lực đến từ tình thế của một người Iran sang đây vì một hợp đồng PhD, không may bị cắt giữa chừng và vì một số lý do riêng không thể quay trở lại quê hương. Những câu đầu tiên Fereshteh nói với mình là "Tao rất cần công việc, tao không thể nghỉ". Thời điểm bạn vào làm thì mình đã kịp là một fundraiser tương đối cứng cáp ở Red Cross. Mình “thu nạp” bạn về chung team, cù

Cơm

Là người Việt, mình thích ăn cơm riêng trong chén nhỏ vì cơm sẽ luôn khô sạch, không lẫn với các món khác rồi ướt nhèm nhẹp. Một đũa cơm ăn kèm một miếng thịt, miếng rau, ăn như thế cảm thấy ngon hơn, bữa ăn cũng trở nên cẩn thận và cầu kỳ hơn.  Chén ăn cơm phải tìm đúng loại chén nhỏ, cầm vừa tay, ăn hết xới chén khác, chứ không ăn trong chén hay tô quá to. Mình nghĩ tác dụng của chén nhỏ là giúp tay cầm không bị nặng và cơm không bị nguội trong lúc ăn, vì chưa kịp nguội đã vơi, ăn chén hai sẽ lại có cơm nóng từ nồi. Đĩa đựng thức ăn cũng không nên quá to, vì mâm cơm Việt có đặc điểm là chia thành nhiều món khác nhau, đĩa to chiếm diện tích nhiều mà để đồ ăn dư chỗ nhìn xấu. Mỗi bữa ăn sẽ có món mặn ăn kèm, như thịt, rau (nếu rau luộc lạt thì chắc chắn sẽ có thêm chén nước mắm đậm đà bùi vị cá). Một thành phần tưởng vô thưởng vô phạt nhưng thiếu đi sẽ thấy bữa cơm khô khan ấy là bát canh. Canh của người Việt sẽ không sệt đặc quánh như súp của người Tây. Nó lõng bõng nước, thoang thoản