Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 3, 2020

corona ngao ngán ký (3)

Hình ảnh
1. Lại một ngày vừa dài vừa ngắn trôi qua. Dài trong cái nghĩa lê thê, mệt mỏi, không có công việc cụ thể nào để làm. Ngắn trong cái nghĩa là nó đã trôi qua với ít việc làm ý nghĩa, ít điều dễ thương đọng lại. Và kỳ nghỉ này cũng thế. Một cái Tết dài nhất trong lịch sử. Nhưng ngắn ở chỗ vì biết ngày rộng tháng dài mà có thể ta đã phung phí khi dùng nó. Sau này khi nhìn lại, có thể ta thấy ta đã có nửa năm chẳng đi đến đâu, không làm được gì đáng kể. Nhưng sống năng suất bất kể thời thế đổi thay, hẳn là siêu nhân. Trong trường hợp này có lẽ là những người mẹ biết rằng mình không còn trẻ và tuổi thơ của con chỉ có một lần, những doanh nhân có thể quy thời gian ra thành tài chính và giá trị, những người mang trong mình một nỗi sợ, hoặc một sự tự tại bất chấp nào đó. Còn mình, nhìn mình xem, chẳng khác nào một đứa lớn đầu mà ăn chưa no, lo chưa tới. Chưa biết sợ, biết quý một cái gì. Cứ cho rằng tuổi trẻ còn rất dài. Nhưng cũng có những lúc mình chợt nhận ra rằng bạn bè

corona ngao ngán ký (2)

Hình ảnh
1. Lại tiếp tục chuỗi ngày thức gần tới sáng. Cứ như một người bạn thân quen, những chuỗi ngày thế này sẽ ghé thăm mình sau một quãng thời gian (tưởng là) yên ổn để nói cho mình biết rằng vẫn có gì đó chưa ổn. Khởi đầu của chuỗi ngày chưa ổn lần này có lẽ là từ một bài viết hơi thẳng thừng với "kẻ"-mà-ai-cũng-biết-là-ai-đó ^^. Sau bài viết dậy sóng, cả hai bên đều có những động thái ngang ngược dồn bức nhau. Mình thì cũng hung hăng lắm, không thể thấy ai ngang ngược mà chịu thua. Thế rồi cuối cùng còn lại gì? Mấy ngày sau, khi nói chuyện với em Nhi, mình có nhắc tới hai câu: "Biển sóng biển sóng đừng xô nhau, Ta xô biển lại sóng nằm đau". Ý hai câu hát nói về việc nếu cứ cự cãi đúng sai thì cuối cùng chỉ còn nỗi khổ cho cả hai phía. Có lẽ chính mình đã "tái chấn thương" khi buộc phải bước vào cuộc, một mình đối diện với đám đông thiện chiến. Còn bên kia, trông vậy thôi, vết thương không sâu nhưng chắc rằng nhiều người đã cùng bị thương một l

gái lớn gả chồng

Hình ảnh
Trò chuyện với G., cảm thấy tình hình của các cô gái tuổi "cận băm" ở quê nhà thật là căng thẳng. Ở gần gia đình nên chịu sức ép lớn từ gia đình và cả một cộng đồng xung quanh về việc cưới xin. Bố mẹ thì mong muốn con được ổn định, yên bề gia thất. Xã hội thì chắc cũng chẳng có ác ý gì, chỉ là sẽ khó nghĩ, khó xử, khó mà suy nghĩ gì được cao siêu so với cái chuẩn suy nghĩ thông thường: trai khôn dựng vợ, gái lớn gả chồng. Nếu sai quy luật, thì bị gọi là ế. Bố mẹ lo sốt vó, người nặng thì chì chiết, người nhẹ thì bóng gió nhắc nhở, nhẹ nữa thì âu lo, hỏi han suốt ngày. Trở về từ thành phố lớn, được ăn học tử tế, những cô gái này cũng có cho mình những tiêu chuẩn nhất định. Công việc ổn, có tiền đồ, mặt mũi trông cũng phải có cảm tình một chút. Bọn con gái từng học Văn như bọn mình thì còn thêm cả cái mong đợi lấy được tấm chồng thấu hiểu, yêu chiều, lương thiện, biết một chút hoa lá cành để làm tri kỉ với nhau trong những đêm trăng thanh gió mát. Số lượng các lựa chọn ở

những mẩu chuyện xanh tươi

Hình ảnh
Có những người lỡ gặp một lần, lâu sau nhớ lại, không tin rằng ta từng gặp họ, và trong đời ta cũng từng có những ngày yên tâm dịu dàng đến vậy. Ví dụ như sơ Ngọc, người sơ phụ trách một ngôi trường tình thương ở Sài Gòn mà mình gặp trong khoá học ở Đà Lạt. Lần đó sơ dẫn các cô giáo trong trường tham gia khoá học, nơi người tổ chức hứa hẹn sẽ giúp tâm người làm nghề "an" lại, với mức học phí không dễ chịu chút nào. Như vậy để thấy rằng sơ đã tâm huyết với giáo dục biết bao. Con người trông to lớn, giọng nói hay tính cách đều có chút nam tính. Thẳng thắn, đơn giản, dễ hiểu, nhưng nồng ấm tình cảm. Trong một hoạt động kết đôi, mình nói với sơ: con có cảm giác sơ giống một ngọn núi, chẳng nói gì cả nhưng vững vàng, ngồi bên cạnh cảm giác thực sự yên tâm. Sơ rất thích lời nhận xét đó của mình, đi khoe khắp nơi. ^^ Nếu được ước mong, mình cũng mong sao được trở thành ngọn núi ấy một ngày. Không phải là sóng biển ồn ào ồ ạt, nông nổi nhiều lời. Không phải là mặt trời chói c

về một nhóm thiểu số

Hình ảnh
Hay là về giáo viên Việt Nam ở trường quốc tế Trò chuyện với em Ly và có rất nhiều những suy ngẫm về công việc giáo viên trường quốc tế, đặc biệt là người dạy những bộ môn như bọn mình (và như tất cả các bạn sinh viên ngành Văn tốt nghiệp ra đang làm việc ở trường quốc tế). Cần có một phân tích riêng cho nhóm giáo viên này, xét trên góc độ đặc điểm công việc, bối cảnh văn hoá. Từ đó sẽ có những cách thế tồn tại riêng của nhóm người này. Thật may (hay không may?) khi rơi vào một nhóm thiểu số. Nhóm giáo viên này là một thiểu số như vậy. Tất nhiên xin nhắc rằng có rất rất nhiều nhóm thiểu số khác ở quanh đây, những người lựa chọn khác với đa số về công việc, thời điểm nào làm gì, ... Kể cả giáo viên nước ngoài ở trường quốc tế Việt Nam cũng là một thiểu số, đặt trong nền văn hoá này. Nhưng nhìn chung, bọn mình là thiểu số, nếu so với đa phần các bạn khác đang đi dạy trường công, hoặc một nhóm nhỏ hơn (nhưng cũng rất đông) đi dạy trường tư. Những sự không thoả hiệp nhất định

corona ngao ngán ký

Hình ảnh
1. Những típ (tips) tiếc về việc đi ngủ sớm và ngủ ngon buổi tối đã bị bộ não tinh quái này từ chối hết. Hình như sử dụng mẹo để lừa não bộ là việc cơ thể mình không thể thích nghi. Như một con bệnh ương bướng, nó nhanh chóng lờn mọi loại thuốc. Nhất là trong những ngày này đây, khi cuộc sống đọng lại như một vũng nước tù, và xài kiểu gì thì một ngày cũng vẫn quá ngắn, chưa đủ ý nghĩa và sôi động. Thật khó mà chợp mắt. 2. Tại sao những nỗi lo lại dễ đến như vậy? Lo cho bố mẹ đều ở cái tuổi mà bản tin coronavirus nhắc tới như nhóm nhạy cảm. Lo cho anh trai, chị dâu và cháu bé thơ ngây, tới nằm mơ cũng thấy cháu. Lo cho tương lai của chính mình, thế nào là hạnh phúc, 5 năm nữa sẽ là hình ảnh nào và có thoả mãn trong lòng hay chưa khi giờ đây còn bộn bề câu hỏi... Đêm trả mình về với chính mình, những ồn ào gây phân tâm biến mất, những điều thiết yếu dễ lãng quên lại hiện ra. Người ta nói cứ buông hết đi sẽ ngủ được, rằng chuyện ở đâu để yên đó mai tính tiếp. Nhưng mình lại rất biết