Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2019

Giáo dục cho người làm giáo dục

Hình ảnh
Làm giáo viên giỏi bây giờ... tốn kém quá. Các khoá học cho giáo viên nhiều, học phí cao, đa phần giáo viên bỏ tiền túi ra học. Thấy mình lạc hậu quá đi, suốt ngày đi chơi, học thì lui cui học những thứ chả hot trend gì cả. Lâu lâu vào xem các diễn đàn, hốt hoảng vì như thể xung quanh đều bỗng chốc được upgrade thành chuyên gia. Nếu lỡ có việc đi đâu khỏi Việt Nam ít năm, khi quay về chắc chắn là tụt hậu, không ngóc đầu lên được. Mình chỉ có suy nghĩ là: đào tạo giáo viên cũng là một phần trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Các trường sẽ có trách nhiệm cho giáo viên tham gia các chương trình học để cập nhật những gì là cần. Dĩ nhiên điều này cũng có nhiều nơi đã làm được, nhưng... Học tập, muôn đời, vẫn là nhu cầu tự thân của mỗi cá nhân. Việc đào tạo theo kiểu lãnh đạo pick nội dung học, "lùa" giáo viên đi học, không đi bị điểm danh vắng rồi trừ điểm, hoặc học xong về bắt áp dụng liền, tất cả đều phản giáo dục. Chưa nói, các tổ chức khi lựa chọn khoá học cho giáo viê

Câu chuyện ngớ ngẩn ngok nghek về đời tui

Hình ảnh
Khi bạn có một lý tưởng quá to tát kiểu cứu thế giới, khả năng cao là bạn sẽ bị cười nhạo hết bận này đến bận khác. Là tui đó, hồi bé tui đã thích tỏ vẻ nghĩa hiệp cứu người giúp đời. Cứ tưởng đi “thanh toán” bà béo bắt nạt trẻ con trong khu tập thể là ngầu lắm hả, người ta rượt cho ... rớt dép. Rồi gì mà đem ca dao tục ngữ ra can mấy người đánh nhau. Ngớ ngẩn hết sức hà! May mắn của tui là có một ông bố và bà mẹ thương chiều con, cho tui thích làm gì làm. Ví dụ như tui muốn mua cái xe mini màu trắng cho giống cô Hoa dạy lớp Mẫu giáo của tui, hay lát gạch hoa màu nâu, và ra thành phố từ 10 tuổi vì tui thấy thành phố nhiều đèn rất lãng mạn, đặc biệt là 6h chiều xách giỏ rác ra bãi rác gần nhà để đổ đúng lúc phố xá lên đèn rất đẹp, gió thổi rất mát. Và đương nhiên, bố mẹ để cho tui làm một kẻ nghĩa hiệp ngok nghek. Sau mỗi phi vụ tui đi giải quyết các vấn đề trong thị trấn để bảo vệ quyền trẻ em cho tụi tui, nếu bố mẹ không ưng, cùng lắm tui cũng chỉ bị mấy roi giang lằn đít. Rồ

Chuyện nhỏ bên đường

Hình ảnh
Để in được cuốn sổ nhật ký đọc cho lớp Ngôn ngữ, kỳ thực cũng rất vất vả. Mẫu mình tự thiết kế, designer nghiệp dư không quen dàn trang in cho sách nên rất khó cho người in. Nào phải ghép mặt, nào in A4 mà khi gập đôi lại thành A5, thứ tự trang phải chuẩn như đã đánh số. Phức tạp và dễ sai sót, uổng giấy mà chẳng ra được thành phẩm. Đem ra nhà in, nhẹ thì sẽ nhận được cái cau mày và lời chối khéo, nặng thì bị nhăn nhó và … đuổi về. Bảo chính mình thao tác in thử, cũng hỏng. Người thiết kế thì chỉ biết tạo mẫu, chứ làm việc với máy móc cũng lúng túng như ai. Cái khó là mình muốn rằng nhất định phải là mẫu sổ ấy, không thể đổi thành dạng khác cho dễ in. Bởi vì không còn nhỏ xinh, cầm vừa tay bé, cuốn sổ sẽ chẳng bao giờ còn là người bạn My Book được yêu mến bấy lâu nữa. Mãi rồi mình cũng tìm được một người giải quyết vấn đề. Tại cửa hàng photocopy sáng đèn muộn nhất con đường Ngô Tất Tố, có một người phụ nữ mang bầu ở những tháng cuối, làm việc cùng chồng. Thoạt nhìn, gương mặt

Ai làm cho bể kia đầy? (hay Mình nói gì về ‘Essex truck deaths’)

Hình ảnh
Thoạt đầu, khi nghe tin những người có thể là đồng bào mình ra đi nơi xa xứ trong lạnh giá, sinh ra là con người mà không được chết đi như một con người, mình không biết nói gì. Một cái gì đó đang đi ra khỏi giới hạn của cái đứa bình thường lanh chanh là mình. Trong đầu mình lúc đó vang đi vang lại rất rõ mấy câu thơ của Bùi Giáng: “Năm ngón Mười ngón Món người Non ngắm Nắm ngon.” Muốn nói: “Khóc lên đi, ôi quê hương yêu dấu”. Bởi vì, khi bạn gồng lên trong đau khổ đã quá lâu, thì bạn có quyền khóc một chút. Khóc thật to, khóc cho thấu trời xanh, cho “mảnh đất nghèo máu ứa”, cho “Việt Nam khốn khổ” được lắng nghe. Những hôm sau đó, mình bắt đầu đọc thêm nhiều bài báo. Trong đó, mình thích cách viết của CNN trong bài báo  này . Bạn có thể đọc được ở đây những câu chuyện thật tỉ mỉ. Thật xa, mà thật gần. Đó có thể chính là bất kỳ một người họ hàng nào đó của bạn ở những vùng quê xa xôi. Với riêng mình, có một danh sách dài mình có thể kể cho bạn về những người họ hàng gần x

Heo may

Hình ảnh
Từ sau khi My gửi cho mình tin về Sulli, mình tìm hiểu mấy hôm và như bị chìm vào câu chuyện đó. Nó lôi kéo mình về các câu chuyện tương tự như Leslie Cheung hay đại loại thế. Hôm nay là hơn mười ngày rồi và mình đang ngồi nhìn lại tuần vừa qua, nhận ra vài chuyện. Có một hiệu ứng tên là Werther (ai chưa biết có thể Google). Tin tức thường ngày cuốn hút người nghe ra sao, thì bạn có thể hình dung tin về các vụ tử tự tác động đến nhận thức, tâm lý chúng ta thế nào. Tuỳ vào tình trạng sức khoẻ và tâm lý của mỗi người, chúng ta có cách đón nhận và vượt qua những tin tức như vậy khác nhau. Mình thuộc tuýp tương đối nhạy cảm. Cá nhân mình cho rằng chúng ta sống, ngoài nghĩ cho bản thân thì còn có năng lực rung cảm với những câu chuyện, dù xa tít mù khơi, chẳng can hệ đến mình. Thơ văn và âm nhạc làm người ta khóc cười là một ví dụ. Với người có độ nhạy cảm cao, thì chuyện mắc kẹt lại trong một câu chuyện, một giai điệu, không có gì lạ cả. Nhất là khi quá khứ mỗi chúng ta ít nhiều

Nỗi nhớ minh tinh

Hình ảnh
Dành hai buổi đọc về bạn Sulli, một người trước đó mình chưa từng biết, người vừa chọn cái chết vì áp lực từ netizen xứ Hàn.  Em thua mình 2 tuổi. Ở lứa tuổi 25, em thật xinh đẹp rạng rỡ và ngây thơ. Nhiều người ví em như một bông hoa lê trong tuyết. Và nếu có một người chân thật nhất, luôn sống với mong muốn, cảm xúc của mình, thì hẳn đó chính là em. "Trầm cảm là “bệnh ung thư của tâm hồn”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hơn 300 triệu người toàn cầu và khoảng 400 ngàn  người Việt Nam. Căn bệnh là nguyên nhân gây ra khuyết tật và tự tử hàng đầu thế giới." (trích lời giới thiệu sách Trầm cảm - sát thủ thầm lặng). Hai năm trước khi làm một nghiên cứu cá nhân về trầm cảm, mình từng ngồi khóc thật lâu trước màn hình, nơi Trương Quốc Vinh đang hát bài "Minh tinh": Khi em nhìn thấy những ngôi sao trên bầu trời kia Có khi nào em nhớ đến tôi không? Khi một người ra đi, chúng ta nhận ra có một thứ lớn hơn cả yêu thương và căm ghét. Đó là nỗi n

Cô nàng cửa hàng tiện ích

Hình ảnh
1. Mô típ câu chuyện trong các cửa hàng, tiệm sách, tiệm cà phê, bánh, ... có vẻ khá phổ biến gần đây. Sẽ vẫn có chút gì đó thú vị nếu đó là tiệm trà bánh, hoặc “sang trọng”về tinh thần nếu đó là tiệm sách. Nhưng đây lại là cửa hàng tiện ích. Chẳng phải đó là nơi nhàm chán, công nghiệp, ít cảm xúc nhất hay sao? Nữ chính cũng chẳng thể nhạt nhẽo hơn, 36 tuổi, không có công việc ổn định, không có gia đình, trải nghiệm cuộc sống không có gì ngoài kinh nghiệm làm ở cửa hàng tiện ích 18 năm.  Tuy nhiên, Furukura yêu cuộc sống này. Cô thích sắp xếp các món hàng, hạnh phúc khi khách hàng hài lòng, cảm thấy ổn thoả khi sống theo chiếc đồng hồ mà cửa hàng tiện lợi set up sẵn cho mình. Với cô, từng ánh sáng qua ô cửa kính đều thần tiên, những công việc lặp lại rất giàu ý nghĩa. Vươn tới sự chính xác, tinh thần phục vụ chuyên nghiệp làm cô thấy vui tươi ngày qua ngày. Mình nghĩ tới một cuốn cũng của Nhật từng đọc tên là Ikigai. Dù là người thợ sơn tường, thợ làm sushi, hay qua

(Lại) về sự im lặng

Hình ảnh
Hôm nay tình cờ thế nào mình bấm vào một video Youtube trong đó một cô ca sĩ trần tình về việc khi cô ta bị cả cộng đồng mạng ném đá oan, hai người trong cuộc còn lại trong câu chuyện đều lựa chọn im lặng. Đặc biệt, khi cô ấy đã mở lòng viết cả một bài dài, tag tên hai người và ngỏ ý nhờ xác minh, phản ứng nhận được vẫn là im lặng. Ít hiểu biết về chuyện làng giải trí (bởi chuyện từ cuối 2018 mà nay mình mới biết), nhưng không hiểu sao mẩu tin này làm mình thấy đau lòng. Im lặng vẫn luôn được ngợi ca là vàng là bạc. Nói ra thì có thể đúng, có thể sai, nhưng im lặng hình như là ít sai nhất, là an toàn nhất. Mình cũng nghĩ rằng sự im lặng nhiều khi là một câu trả lời rất hay. Nhưng có những lúc im lặng là đẩy người khác vào khó khăn. Im lặng là đẩy trách nhiệm hoặc lượt chơi sang kẻ khác. Im lặng dồn sự chú ý của đám đông vào màn phô diễn của kẻ khác. Im lặng khiến cho người ta mở lòng, đợi chờ, rồi bẽ bàng, hồ nghi. Im lặng gieo gió bão vào lòng người khác. Một câu hỏi không được

Nghĩ ngợi lan man trong một ngày buồn của giáo dục

Hình ảnh
1. Vụ việc em học sinh lớp Một tử vong trên xe là một câu chuyện buồn của giáo dục trong thời điểm đầu tuần, đầu năm học mới. Con số Một là con số của sự khởi đầu, em học sinh chập chững bước vào cánh cửa trường học mang theo biết bao hy vọng của gia đình và hẳn là cả những háo hức của bản thân em. Cánh cửa mở ra những tưởng sẽ chỉ đem đến những “viên kẹo ngọt ngào”, nào ngờ đã quá sớm đóng lại với em. 2. Bên cạnh tài xế, lãnh đạo nhà trường, ở đây, một người có lỗi lớn là giáo viên phụ trách điểm danh, báo cáo (có thể là GV chủ nhiệm hoặc người GV chuyên trách việc này). Công việc điểm danh, báo cáo đã có lỗ hổng mà hậu quả lập tức đem về quá lớn, không cách gì khắc phục, khó lòng mà bao biện. Đó là một bài học đắng cay. Lỗi do quy trình? Nhưng công việc của nhà giáo dục có những chỗ mà tình thương, trách nhiệm bù lấp được cho những sơ hở của quy trình. Vậy nhưng tất cả những người lớn trong câu chuyện, không một ai làm được công việc bù lấp này. Trong các ngành khác, sai l

Nhất Linh và Đà Lạt

Hình ảnh
Nhất Linh nổi tiếng vì các tiểu thuyết thời Tự lực văn đoàn, vì từng làm chính trị, giữ tới chức Bộ trưởng, vì tính cách xông xáo dấn thân, sự ngay thẳng quyết liệt, cái chết do tự tử vào ngày trùng thất (7/7). Câu nói đi vào lịch sử của Nhất Linh là “Đời tôi để lịch sử xử. Tôi không để ai xử cả.” Nhất Linh là một trí thức có nghĩa khí mà câu chuyện về ông luôn được trầm trồ, hâm mộ. Hồ i Đại học mình có làm một báo cáo khoa học về ông. Nhất Linh có liên quan gì đến Đà Lạt? Chúng ta có thể đọc bài viết "Tiếng hắc tiêu trên đồi thông" trong cuốn sách "Đà Lạt - một thời hương xa" của Nguyễn Vĩnh Nguyên. Sống và hoạt động chủ yếu ở Hà Nội, Sài Gòn, nhưng ít ai biết Nhất Linh có 4 năm ở ẩn ở Đà Lạt. Bốn năm ấy ông đã thật sự nhàn dật, ngày càng lùi sâu vào rừng, trồng và nghiên cứu sâu về lan, và viết tiểu thuyết Xóm Cầu Mới. Cuốn tiểu thuyết này chính là đề tài nghiên cứu của mình hồi sinh viên - một cuốn tiểu thuyết trường thiên có tính cách rất Việt Nam.

Một tí cái tình

Hình ảnh
1. Bỗng nhiên mình mong sao em học sinh nào cũng được học Văn một cách tử tế, tốt nhất là hơn thế hệ mình, hoặc ít ra cũng được như mình từng may mắn thọ giáo các thầy cô của mình. Vì khi đó, có thể em sẽ biết được rằng nhiều câu chuyện hôm nay là không hề mới. Lấy ví dụ, người xưa từng than thở: Thương thay con cuốc giữa trời Dầu kêu ra máu có người nào nghe. Con cuốc chính là những người thấp cổ bé họng trong cuộc đời. Em cũng sẽ biết được câu chuyện về những người dân lênh đênh mặt nước, chiếc bóng thảm sầu trong khi quan phụ mẫu “sống chết mặc bay” ngồi trên nhà cao, ấm áp, vui vẻ. Đó là truyện ngắn đầu tiên của Việt Nam, do Phạm Duy Tốn viết, trong thời kỳ mà bóng đêm của chế độ phong kiến hãy còn bao trùm. Em cũng sẽ đọc được nỗi thương dân đau đáu của Nguyễn Trãi, Đỗ Phủ, trong đau khổ của mình vẫn chỉ ước cho khắp thiên hạ đều hân hoan, thái hoà. Em sẽ khó quên tâm sự “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, lo trước kẻo dân phải lo sau, còn cái vui thì x

Tưởng niệm thầy Chu Văn Sơn

Hình ảnh
Dạy học sinh lứa 2k trở đi, lại ở trong những ngôi trường hiện đại bậc nhất của thành phố lớn nhất nước, không khỏi thấm thía những khác biệt. Khác biệt vô vàn, nhưng trong đó, chắc chắn có chuyện những đứa trẻ nhà giàu không ai dại gì đi say mê văn chương, ngấu nghiến sách vở văn học Việt Nam nhiều như đám gà chọi trường chuyên thời ấy. Nhiều khi ngồi với học sinh, cảm thấy khoảng cách thế hệ là  cái quá rõ ràng, bởi vì muốn nói cho chúng về những đam mê mà mình cho rằng rất rất ý nghĩa đó, mình không biết nói từ đâu, nói sao cho chúng cũng thấy hay ho và ý nghĩa. Làm sao nhỉ, có thể nào để cho những đứa trẻ 16, 17 tuổi ôm vào lòng một thần tượng nào đó không phải là ca sĩ Hàn Quốc, diễn viên Thái Lan, mà là một nhà thơ Việt Nam chẳng hạn? Để chúng biết đồng cảm mà sầu thương cùng những người ở những cảnh ngộ chẳng liên can gì đến ta, ví như hôm trước mình đã giảng cho học sinh về Hàn Mặc Tử: Em có hình dung một người đang sống bên trời quên lãng, cách thế giới đời thường một vác

Chuyện định kiến

Hình ảnh
Ngày lễ, ngồi lai rai mấy món nướng tại nhà với nhiều cô chú anh chị, lắng nghe câu chuyện của những người dạn dày kinh nghiệm đi làm. Lan man lại dẫn tới chuyện định kiến về người nơi này, nơi kia. Thanh Hoá thế này, Nghệ An thế nọ, Hà Tĩnh thế kia, ... Con nhỏ ngồi tròn mắt, lắng nghe. Trong đầu có mấy suy nghĩ: 1. Định kiến tất yếu sẽ hình thành, trong bất kỳ nhóm người nào. Nó không hẳn là ác ý, mà chỉ là thói quen, xu hướng đúc kết, khái quát, hình thành những kinh nghiệm ứng xử để người sau dễ dàng hơn người trước, ít sai lầm hơn người trước. 2. Điểm chung trong tính cách con người theo vùng miền là có thật. Điều này khỏi cần chứng minh, những đặc điểm lịch sử, văn hoá, kinh tế, thiên nhiên sẽ hình thành nên những lối ứng xử đặc trưng, giúp cho con người mỗi nơi thích nghi với nơi đó. 3. Bất cứ vùng miền nào cũng có những nét chung trong tính cách, không riêng gì mấy tỉnh nói trên. Có điểm hay, điểm dở. Tuy nhiên, luôn sẽ có một vài xu hướng được chấp nhận, mạnh lên, trở nên

Ngày nắng nóng

Hình ảnh
Trời nắng nóng. Mình đi bộ ra ngoài tìm một liều thuốc trị ho nhưng tất cả các hiệu thuốc quanh nhà đều đóng cửa. Nhiều hàng quán khác cũng đóng cửa. Quán cà phê đông kín người, ai nấy đều tìm một chỗ trốn bé nhỏ có làn hơi lạnh phà phà trên đầu để cùng chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại, đọc tin tức về ngoài kia: Sài Gòn nắng nóng cao điểm còn người Hà Nội lại khốn khổ vì sương mù, và lúc rạng  sáng, trước khi ánh nắng oi ả đầu tiên của một ngày khắc nghiệt kịp ló rạng, có một cậu bé lớp 10 đã chọn vĩnh biệt cuộc đời vì áp lực học tập. Có một số người, một số nghề có thể tạm nghỉ khi thời tiết khó chịu quá, nhưng một số thì không. Cuộc mưu sinh vẫn đẩy họ ra đường. Trên vỉa hè, một người tài xế lái xe ba gác cực nhọc "ve" chiếc xe cồng kềnh. Nước mía thì khổng lồ, còn trà đào uống bằng xô. "Xô" trà đào người tài xế Grab đang uống, không biết đã được đổi bằng tiền lời của bao nhiêu cuốc xe ngày nắng nóng? Đi bộ giữa một trưa mùa hè như vậy, thấy tất cả những

Hai chậu sen, sáu câu chuyện nhỏ

Hình ảnh
1. Bé học trò thấy cô có một chậu cây bạn nam, liền tinh ý mua tặng cô một chậu cây bạn nữ.  Nhưng bé à, trong đời nhiều khi không phải cứ có bè có bạn là hay, cứ một mình là đáng thương. Dù rằng, có bạn thì cũng vui lắm... 2. Nhưng bé không hỏi ý cô, mà ship liền chậu cây qua tặng. Đó là ý trời rồi. Nhiều khi mình không muốn có đôi, mà đời bắt mình có cặp. Chắc là như vậy... Cho nên một ngày đẹp trời, bạn sen-đá-nam bất đắc dĩ đón một bạn nữ về chung một chỗ ngồi trong căn nhà cô. Tụi nó quá giống nhau, quá hợp, nên tách ra thì kỳ lắm. Vậy là lúc nào bạn nam cũng có bạn nữ kè kè đi theo. Không biết tụi nó mơ mộng gì, ngày nào cũng mơ mộng cùng nhau. 3. Hồi còn chưa có bạn nữ, cô thương bạn nam lắm. Cô không có gì nhiều cho nó, chỉ có ... nước. Cô tưới tắm chăm chỉ dữ lắm. Ngày nào cũng cho nó uống nước no. Sợ mình đi làm, nó ở nhà nó khát mà mình không biết. Rồi mấy ngày sau, những cánh sen đá bắt đầu ung ủng vàng, rồi héo, rụng, để lại chậu cây lưa thưa hơn trước. Cái cô nghĩ l

Chuyện “bún thun” và mạn đàm về tiếng nói

Hình ảnh
1. Trưa ghé tiệm Bún bắp bò Hải Yến trên đường D2, làm một tô bún bắp gân, như thường lệ gọi thêm trứng chần và một ly nước cam. Với “đam mê” cộng với “kinh nghiệm” … ăn bún bò khắp ba miền, mình đánh giá cao tiệm bún bắp bò Hải Yến này. Tô bún trông thật hấp dẫn, sạch sẽ và chỉn chu. Miếng thịt bắp mềm mềm giòn giòn, miếng gân thơm béo, nước dùng toả ra mùi thơm của sả, vị chua ngọt của trái dứa. So với tiệm Tân Bún Bò cách đó không xa thì tốt hơn về mọi mặt: nước trong, thịt đậm đà và giá lại còn rẻ. Đi ăn chỉ mang theo một chiếc điện thoại Nokia cùi, nên không có gì để bấm bấm vuốt vuốt, bèn đưa mắt ngắm phố phường, ngắm người làm bếp trong khi chờ dọn món. Trên tay cô chủ quán là bó sả xanh tươi, được đập dập, rồi bó chặt vào với nhau bằng một cọng dây thun. Sau đó, cả bó sả được thả vào nồi nước. Ái chà, chắc là nước sẽ thơm nức lên bởi vị sả đây! Nhưng… khoan, hình như có gì đó sai sai. Mình bèn tiến lại gần, thì thấy rõ ràng, vẫn là cọng thun đó, nằm trong nồi nước đó.