Tiệc cuối năm
Chiều nay dự tiệc cuối năm với đồng nghiệp Primary. Gọi là tiệc nhưng là mấy cái bàn đứng thắt nơ đen, có bánh mì, nhân các kiểu, nước ngọt và rượu. Mọi người vừa đứng vừa nói chuyện.
1. S. - “Việt Nam tốt nhất”
S. chỉ định ở trường 1 năm, rồi nó kéo thành 5 năm tự lúc nào. Giờ đây, khi “bắt buộc” phải trở về quê hương, S. nghẹn ngào, mặt bà có cái nét buồn sâu thẳm mình chưa từng gặp ở đâu. Cái buồn khi mà người ta thả lỏng hết cơ mặt ra, không nghĩ mình đang trông như thế nào.
S. nói tao đã đi nhiều nơi và Việt Nam hoàn hảo, Việt Nam tốt nhất, tim tao rung lên, tim tao chọn Việt Nam. Bà ấy cứ lặp đi lặp lại như vậy với nét buồn sâu thẳm kia. S. kể chuyện ở nước Anh giáo viên là công việc như thế nào, nước Anh xa xôi mà mình chỉ biết trên lý thuyết. S., một người kỹ sư tình cờ làm nghề trông trẻ cho gia đình và ở lại với công việc này tới khi đã trở thành một bà giáo tuổi xế chiều. Yêu trẻ con và yêu Việt Nam.
“Tao sẽ tìm cách để quay lại Việt Nam, sẽ xoay sở trong khoảng 2 năm, bọn mày ở đây chờ tao”.
2. J. - một người “sếp”
J. ghé tai: “Nói nhỏ cùng mày, có phụ huynh gửi mail nói ấn tượng với mày lắm á”. Mình liền biết ngay là ai, cũng biết rằng có thể có bad news nhưng J. chỉ thích chia sẻ good news. Luôn là vậy. Còn nhớ thời điểm 3 tháng học online trôi qua, điều duy nhất J. nói là bọn mày đã làm hoàn hảo.
Phải mất một thời gian mình mới quen với kiểu quản lý “thả trôi” giáo viên. Thời gian đầu, thân lừa ưa nặng, cứ hỏi han tạo áp lực liên tục lên quản lý để được “kiểm soát”, được giao thêm việc. Bởi vì chưa hề biết tới mô hình nào khác để có thể đánh giá một giáo viên làm tốt hay không tốt, nên mình thà cứ tự chui đầu vào rọ, ít ra những cái rọ còn dễ đánh số, xếp loại.
Nhưng thì ra cũng có những mô hình khác. Ở đó, người (tạm gọi là) sếp có thể nửa năm không hỏi mày dạy gì, đòi nộp bất kỳ một file nào. Người đó chạy tới chạy lui để đỡ hết những việc bên ngoài bục giảng cho giáo viên được dạy tốt nhất và không cho ai làm việc sau 3h. Ở đó, coordinator là người ới cái là có, cần giúp gì là nhiệt tình, sẽ áy náy khi chưa giúp được, còn lúc thường sẽ chỉ cười thôi, không giao việc, không kiểm tra đánh giá.
Vì dạy dỗ kiến thức chỉ là một phần rất nhỏ trong giáo dục.
Giáo viên không cần bận rộn tương tác với các sếp. Những người sếp mà thực chất là người hỗ trợ (supporter) luôn lùi về một chỗ yên lặng nhất, giáo viên nói chuyện với nhau sẽ thoải mái hơn, tiếng của giáo viên lớn nhất trên diễn đàn. Lúc gặp giáo viên, thậm chí họ còn nhỏ nhẹ, lịch sự và nghiêm trọng hơn lúc thường để tỏ ra tôn trọng chuyên môn. Nhưng cái giọng trầm ấm rặt British accent đó cứ vang vọng đâu đó đằng sau, bả luôn ở đó, ở đây, ở kia, thoăn thoắt như con thoi và gợi ra cảm giác “tôi sẽ đỡ nếu bạn rơi”.
3. Tự chủ cho giáo viên
Mình nghe kể nhiều về sự tự chủ của giáo viên Phần Lan nhưng chưa bao giờ đặt chân tới đó để thực chứng. Nhưng mình cảm thấy thực ra thì những điều tốt đẹp như vậy, nếu ta muốn làm, vẫn có thể xảy ra đâu đó gần đây.
Mình đã làm rất chỉn chu kể cả khi không một ai thúc giục, vì tính mình là như vậy. Cái thúc giục ấy dễ làm người ta mất tự do, cho nên phải để ý thật tinh tế từ nội dung trò chuyện, cách họp hành, giờ giấc gửi mail, nội dung mail, nhất quán từng chút để tạo ra một cảm giác tin tưởng và tự do tuyệt đối chứ không giả tạo và lý thuyết.
Nếu tin rằng giáo viên mới là chuyên gia trong công việc họ đang làm, thì ta sẽ để yên cho họ làm vì nếu ta không thể có giải pháp tốt hơn thì chẳng có lý gì áp lực họ. Nếu ta vẫn còn nhớ vì lý do gì ta tuyển dụng họ, thì ta phải tin họ. Nếu ta thật lòng quan tâm đến sự hạnh phúc và tự do của đám trẻ trong trường, thì ta biết một câu nói của ta với giáo viên cũng có thể làm tăng thêm, giảm bớt niềm hạnh phúc của hàng trăm đứa trẻ này. Còn nếu ta thật sự muốn biết họ đang làm gì và làm tốt không, chỉ trừ khi ta cố tình lờ đi, ta sẽ đều có cách để biết.
4. I feel safe here
S. là người đứng đầu có giọng nói đi thẳng vào trái tim. Khiến người ta muốn nắm lấy áo ông để trò chuyện thân tình hơn.
Nhiều người nói rằng qua thời gian xung quanh chao đảo, có cảm giác ở đây như một ốc đảo yên tĩnh và an toàn. Mình cũng ráng túm áo S. nói “Ở đây tao thấy an toàn”.
S. nhắc mình về câu chuyện đã từng chia sẻ bốn tháng trước, khi mình vừa nhận được học bổng. S. nói dù an toàn, đừng bao giờ ngừng học. Đó là điều quan trọng nhất.
1. S. - “Việt Nam tốt nhất”
S. chỉ định ở trường 1 năm, rồi nó kéo thành 5 năm tự lúc nào. Giờ đây, khi “bắt buộc” phải trở về quê hương, S. nghẹn ngào, mặt bà có cái nét buồn sâu thẳm mình chưa từng gặp ở đâu. Cái buồn khi mà người ta thả lỏng hết cơ mặt ra, không nghĩ mình đang trông như thế nào.
S. nói tao đã đi nhiều nơi và Việt Nam hoàn hảo, Việt Nam tốt nhất, tim tao rung lên, tim tao chọn Việt Nam. Bà ấy cứ lặp đi lặp lại như vậy với nét buồn sâu thẳm kia. S. kể chuyện ở nước Anh giáo viên là công việc như thế nào, nước Anh xa xôi mà mình chỉ biết trên lý thuyết. S., một người kỹ sư tình cờ làm nghề trông trẻ cho gia đình và ở lại với công việc này tới khi đã trở thành một bà giáo tuổi xế chiều. Yêu trẻ con và yêu Việt Nam.
“Tao sẽ tìm cách để quay lại Việt Nam, sẽ xoay sở trong khoảng 2 năm, bọn mày ở đây chờ tao”.
2. J. - một người “sếp”
J. ghé tai: “Nói nhỏ cùng mày, có phụ huynh gửi mail nói ấn tượng với mày lắm á”. Mình liền biết ngay là ai, cũng biết rằng có thể có bad news nhưng J. chỉ thích chia sẻ good news. Luôn là vậy. Còn nhớ thời điểm 3 tháng học online trôi qua, điều duy nhất J. nói là bọn mày đã làm hoàn hảo.
Phải mất một thời gian mình mới quen với kiểu quản lý “thả trôi” giáo viên. Thời gian đầu, thân lừa ưa nặng, cứ hỏi han tạo áp lực liên tục lên quản lý để được “kiểm soát”, được giao thêm việc. Bởi vì chưa hề biết tới mô hình nào khác để có thể đánh giá một giáo viên làm tốt hay không tốt, nên mình thà cứ tự chui đầu vào rọ, ít ra những cái rọ còn dễ đánh số, xếp loại.
Nhưng thì ra cũng có những mô hình khác. Ở đó, người (tạm gọi là) sếp có thể nửa năm không hỏi mày dạy gì, đòi nộp bất kỳ một file nào. Người đó chạy tới chạy lui để đỡ hết những việc bên ngoài bục giảng cho giáo viên được dạy tốt nhất và không cho ai làm việc sau 3h. Ở đó, coordinator là người ới cái là có, cần giúp gì là nhiệt tình, sẽ áy náy khi chưa giúp được, còn lúc thường sẽ chỉ cười thôi, không giao việc, không kiểm tra đánh giá.
Vì dạy dỗ kiến thức chỉ là một phần rất nhỏ trong giáo dục.
Giáo viên không cần bận rộn tương tác với các sếp. Những người sếp mà thực chất là người hỗ trợ (supporter) luôn lùi về một chỗ yên lặng nhất, giáo viên nói chuyện với nhau sẽ thoải mái hơn, tiếng của giáo viên lớn nhất trên diễn đàn. Lúc gặp giáo viên, thậm chí họ còn nhỏ nhẹ, lịch sự và nghiêm trọng hơn lúc thường để tỏ ra tôn trọng chuyên môn. Nhưng cái giọng trầm ấm rặt British accent đó cứ vang vọng đâu đó đằng sau, bả luôn ở đó, ở đây, ở kia, thoăn thoắt như con thoi và gợi ra cảm giác “tôi sẽ đỡ nếu bạn rơi”.
3. Tự chủ cho giáo viên
Mình nghe kể nhiều về sự tự chủ của giáo viên Phần Lan nhưng chưa bao giờ đặt chân tới đó để thực chứng. Nhưng mình cảm thấy thực ra thì những điều tốt đẹp như vậy, nếu ta muốn làm, vẫn có thể xảy ra đâu đó gần đây.
Mình đã làm rất chỉn chu kể cả khi không một ai thúc giục, vì tính mình là như vậy. Cái thúc giục ấy dễ làm người ta mất tự do, cho nên phải để ý thật tinh tế từ nội dung trò chuyện, cách họp hành, giờ giấc gửi mail, nội dung mail, nhất quán từng chút để tạo ra một cảm giác tin tưởng và tự do tuyệt đối chứ không giả tạo và lý thuyết.
Nếu tin rằng giáo viên mới là chuyên gia trong công việc họ đang làm, thì ta sẽ để yên cho họ làm vì nếu ta không thể có giải pháp tốt hơn thì chẳng có lý gì áp lực họ. Nếu ta vẫn còn nhớ vì lý do gì ta tuyển dụng họ, thì ta phải tin họ. Nếu ta thật lòng quan tâm đến sự hạnh phúc và tự do của đám trẻ trong trường, thì ta biết một câu nói của ta với giáo viên cũng có thể làm tăng thêm, giảm bớt niềm hạnh phúc của hàng trăm đứa trẻ này. Còn nếu ta thật sự muốn biết họ đang làm gì và làm tốt không, chỉ trừ khi ta cố tình lờ đi, ta sẽ đều có cách để biết.
4. I feel safe here
S. là người đứng đầu có giọng nói đi thẳng vào trái tim. Khiến người ta muốn nắm lấy áo ông để trò chuyện thân tình hơn.
Nhiều người nói rằng qua thời gian xung quanh chao đảo, có cảm giác ở đây như một ốc đảo yên tĩnh và an toàn. Mình cũng ráng túm áo S. nói “Ở đây tao thấy an toàn”.
S. nhắc mình về câu chuyện đã từng chia sẻ bốn tháng trước, khi mình vừa nhận được học bổng. S. nói dù an toàn, đừng bao giờ ngừng học. Đó là điều quan trọng nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét