Say ngủ
"Tại sao vậy nhỉ? Tại sao bóng đêm tựa như một sợi dây chun, có thể giãn dài ra mãi và mềm mại, còn buổi sáng lại không hề độ lượng và cứ sắc lẻm vậy?"
"Say ngủ" là tập truyện ngắn gồm ba truyện "Say ngủ", "Lữ khách giữa hai màn đêm" và "Một trải nghiệm". Cả ba đều liên quan đến giấc ngủ (dĩ nhiên).
Trong "Say ngủ", nhân vật chính Terako là một cô nàng nghiện ngủ, bạn thân cô là Shiori làm cái nghề kì lạ là nằm bên cạnh khách để canh cho họ ngủ ngon (tuyệt đối không được chợp mắt) và vợ của tình nhân cô (Iwanaga) thì sống thực vật.
Shiori không được ngủ, vợ Iwanaga bị buộc vào giường bệnh, nhấn chìm vào giấc ngủ suốt đời, Terako ở giữa. Ngủ nhiều nhưng cô không phải một người vô tư. Những giấc ngủ của cô có cái u uẩn, buồn thương, nặng nhọc, theo kiểu nửa tỉnh nửa mê, vẫn sống bằng tiềm thức. Lửng lơ như cuộc sống của cô: một mối quan hệ rất tin cậy nhưng dường như "không phải là hiện thực" vì không đi tới đâu, không công việc, không sống cùng ai.
Ở giữa những cơn ngủ vùi dĩ nhiên là kí ức và giấc mơ. Bằng kí ức, giấc mơ, Terako kết nối với người bạn đã chết và vợ của tình nhân. Luôn có một sợi dây chung đi xuyên 3 nhân vật này.
Cái hay là truyện diễn tả cực kì thi vị phong vị của giấc ngủ. Ngủ thôi mà, ai chẳng ngủ? Nhưng ngủ cũng hàm chứa nhiều cảm xúc. Khi giấc ngủ cưỡng ép ta thả tấm thân nặng nhọc lên giường. Khi loanh quanh với những cảm xúc không đầu không cuối để rồi chỉ ước được trốn trong giấc ngủ mà bỏ hết chúng đi. Khi ngày tháng là những cuộc vui, những giờ rỗi rãi liên miên, lúc nào cũng có thể sẵn lòng chào đón giấc ngủ. Khi dạo chơi trong tiềm thức. Khi gặp người thân đã mất trong mơ. Khi nuối tiếc giấc ngủ sau khi dậy, chỉ mong ngủ mãi.
Mình từng gặp vấn đề về giấc ngủ tới cả chục năm. Nhớ lại mình không nghĩ mình của bây giờ từng là một đứa như hồi đó. Đêm thì dài ra mãi còn ban ngày thì lúc nào cũng gà gật, chán nản, u u minh minh. Nghĩ về giấc ngủ thấy ước ao thân nhẹ như lông hồng, ước ao tới một ngày ngủ không còn nặng nhọc, chập chờn, quên được sạch trơn những phân vân, buồn bực. Bây giờ mình là dân công sở ngày 8h làm, tối đến được ngủ cảm thấy khỏe vô cùng. Nhưng giấc ngủ hồi này không còn là thứ gợi nhiều cảm xúc như trước. Nghĩ mình cũng lẩn thẩn biết bao, cảm xúc để mà làm gì...
Truyện thứ hai - "Lữ khách giữa hai màn đêm" cũng đầy lửng lơ. Anh Hiroshi cuốn hút nhưng bí ẩn, cạnh anh là hai cô gái Sarah và Marie. Họ không quên được Hiroshi sau khi anh qua đời. Marie thường lang thang vào ban đêm, Shibami phải xin phép cho cô qua ở nhà mình. Người nhà cô lúc đó vẫn thường thấy Marie thức đêm và khóc trong bếp. Bằng những đêm dài, hay bằng giấc mơ chính là cách để người sống kết nối với người chết, vì không có chỗ cho kí ức, thương nhớ, ám ảnh trong cuộc sống ban ngày. Ai cũng phải sống.
Truyện thứ 3 xoay quanh cuộc tình tay ba giữa Fumi (nhân vật "tôi") và Haru với một người đàn ông (không có tên). Hai cô gái cuối cùng, người thì chết vì nghiện rượu, người thì nghiện rượu tới mức tưởng có thể chết đi được. Hai người chỉ cách nhau "bằng độ dày của một tờ giấy mỏng". Đêm đêm khi uống đến say mềm rồi ngủ đi, Fumi nghe thấy những ảo giác âm thanh ẩn hiện. "Một lời ca khẽ khàng vọng tới. Một âm thanh dịu ngọt khiến người ta phải rớt nước mắt", "tựa như một giai điệu, thoang thoảng, xa xa, một bài ca về những điều hạnh phúc nhất trên đời". Đó là tiếng của Haru gọi. Fumi tìm đến một chuyên gia giúp trò chuyện với người âm, rồi thiếp đi theo chỉ dẫn của người đó để gặp Haru - tóc dài mềm trong gió, cười giữa một ngày giông bão, gợi nhớ về cái lần hai người ngồi trong nhà nghe bão, trò chuyện với nhau mà không gắt gỏng lần đầu. Chỉ một lần đó mà Fumi tin là họ không ghét nhau, tin là có thần giao cách cảm.
Điểm chung giữa 3 câu chuyện là giấc ngủ làm cho đời sống có chiều sâu, kết nối hai thế giới sống chết; là cái kết nhẹ nhõm, sáng sủa, đối lập với giấc ngủ buồn và lạ.
Tức là Banana Yoshimoto chỉ đi sâu vào một hiện tượng bình thường, đơn giản mà nói được đầy thứ mà lúc tỉnh đâu ai nghĩ đến.
"Say ngủ" là tập truyện ngắn gồm ba truyện "Say ngủ", "Lữ khách giữa hai màn đêm" và "Một trải nghiệm". Cả ba đều liên quan đến giấc ngủ (dĩ nhiên).
Trong "Say ngủ", nhân vật chính Terako là một cô nàng nghiện ngủ, bạn thân cô là Shiori làm cái nghề kì lạ là nằm bên cạnh khách để canh cho họ ngủ ngon (tuyệt đối không được chợp mắt) và vợ của tình nhân cô (Iwanaga) thì sống thực vật.
Shiori không được ngủ, vợ Iwanaga bị buộc vào giường bệnh, nhấn chìm vào giấc ngủ suốt đời, Terako ở giữa. Ngủ nhiều nhưng cô không phải một người vô tư. Những giấc ngủ của cô có cái u uẩn, buồn thương, nặng nhọc, theo kiểu nửa tỉnh nửa mê, vẫn sống bằng tiềm thức. Lửng lơ như cuộc sống của cô: một mối quan hệ rất tin cậy nhưng dường như "không phải là hiện thực" vì không đi tới đâu, không công việc, không sống cùng ai.
Ở giữa những cơn ngủ vùi dĩ nhiên là kí ức và giấc mơ. Bằng kí ức, giấc mơ, Terako kết nối với người bạn đã chết và vợ của tình nhân. Luôn có một sợi dây chung đi xuyên 3 nhân vật này.
Cái hay là truyện diễn tả cực kì thi vị phong vị của giấc ngủ. Ngủ thôi mà, ai chẳng ngủ? Nhưng ngủ cũng hàm chứa nhiều cảm xúc. Khi giấc ngủ cưỡng ép ta thả tấm thân nặng nhọc lên giường. Khi loanh quanh với những cảm xúc không đầu không cuối để rồi chỉ ước được trốn trong giấc ngủ mà bỏ hết chúng đi. Khi ngày tháng là những cuộc vui, những giờ rỗi rãi liên miên, lúc nào cũng có thể sẵn lòng chào đón giấc ngủ. Khi dạo chơi trong tiềm thức. Khi gặp người thân đã mất trong mơ. Khi nuối tiếc giấc ngủ sau khi dậy, chỉ mong ngủ mãi.
Mình từng gặp vấn đề về giấc ngủ tới cả chục năm. Nhớ lại mình không nghĩ mình của bây giờ từng là một đứa như hồi đó. Đêm thì dài ra mãi còn ban ngày thì lúc nào cũng gà gật, chán nản, u u minh minh. Nghĩ về giấc ngủ thấy ước ao thân nhẹ như lông hồng, ước ao tới một ngày ngủ không còn nặng nhọc, chập chờn, quên được sạch trơn những phân vân, buồn bực. Bây giờ mình là dân công sở ngày 8h làm, tối đến được ngủ cảm thấy khỏe vô cùng. Nhưng giấc ngủ hồi này không còn là thứ gợi nhiều cảm xúc như trước. Nghĩ mình cũng lẩn thẩn biết bao, cảm xúc để mà làm gì...
Truyện thứ hai - "Lữ khách giữa hai màn đêm" cũng đầy lửng lơ. Anh Hiroshi cuốn hút nhưng bí ẩn, cạnh anh là hai cô gái Sarah và Marie. Họ không quên được Hiroshi sau khi anh qua đời. Marie thường lang thang vào ban đêm, Shibami phải xin phép cho cô qua ở nhà mình. Người nhà cô lúc đó vẫn thường thấy Marie thức đêm và khóc trong bếp. Bằng những đêm dài, hay bằng giấc mơ chính là cách để người sống kết nối với người chết, vì không có chỗ cho kí ức, thương nhớ, ám ảnh trong cuộc sống ban ngày. Ai cũng phải sống.
Truyện thứ 3 xoay quanh cuộc tình tay ba giữa Fumi (nhân vật "tôi") và Haru với một người đàn ông (không có tên). Hai cô gái cuối cùng, người thì chết vì nghiện rượu, người thì nghiện rượu tới mức tưởng có thể chết đi được. Hai người chỉ cách nhau "bằng độ dày của một tờ giấy mỏng". Đêm đêm khi uống đến say mềm rồi ngủ đi, Fumi nghe thấy những ảo giác âm thanh ẩn hiện. "Một lời ca khẽ khàng vọng tới. Một âm thanh dịu ngọt khiến người ta phải rớt nước mắt", "tựa như một giai điệu, thoang thoảng, xa xa, một bài ca về những điều hạnh phúc nhất trên đời". Đó là tiếng của Haru gọi. Fumi tìm đến một chuyên gia giúp trò chuyện với người âm, rồi thiếp đi theo chỉ dẫn của người đó để gặp Haru - tóc dài mềm trong gió, cười giữa một ngày giông bão, gợi nhớ về cái lần hai người ngồi trong nhà nghe bão, trò chuyện với nhau mà không gắt gỏng lần đầu. Chỉ một lần đó mà Fumi tin là họ không ghét nhau, tin là có thần giao cách cảm.
Điểm chung giữa 3 câu chuyện là giấc ngủ làm cho đời sống có chiều sâu, kết nối hai thế giới sống chết; là cái kết nhẹ nhõm, sáng sủa, đối lập với giấc ngủ buồn và lạ.
Tức là Banana Yoshimoto chỉ đi sâu vào một hiện tượng bình thường, đơn giản mà nói được đầy thứ mà lúc tỉnh đâu ai nghĩ đến.
Nhận xét
Đăng nhận xét