Mình đã thử (phần 2)
Có nhiều thứ mình nghe đến nhàm tai rồi, nhưng chỉ khi làm thử, mình mới tin. Mình cực bướng. Đó là điểm yếu. Nó ngăn cản mình tiến bộ trong rất nhiều trường hợp. Bướng và định kiến là rất nguy hiểm.
Hôm tựu trường, mình với HS có làm trắc nghiệm Kokology về ngôi nhà kẹo. Có 1 đáp án là khi gặp nhà kẹo thì nên thử hết tất cả các loại kẹo, nó ứng với người luôn tìm được khía cạnh tích cực của các đối tượng khác nhau trong cuộc sống. Thật như thế. Nên thử qua nhiều cách làm rồi đúc rút thông minh, chứ không nên định kiến và từ chối ngay từ đầu.
Quanh co một hồi, thứ mình muốn nói là gì? Đó là mình đã thử và thấy những điều sau thật sự giúp ích dù ban đầu mình không tin:
1) Soạn giáo án Word trước PowerPoint.
Nó sẽ giúp hình dung rõ các hoạt động dạy học và paste qua PowerPoint sẽ cực nhanh. Nếu làm PowerPoint trước thì sẽ bị vướng vào mấy việc tìm hình, chỉnh hiệu ứng các kiểu cực kì phiền.
2) Ghi nhật ký sau mỗi buổi học.
Đầu óc sẽ phản bội mình và khiến mình quên béng mọi vấn đề, tự dối mình là không có vấn đề gì cả. Việc dạy học sẽ đều đều và chỉ như để qua ngày. Đó là những vấn đề của người không ghi nhật ký, không biết nhìn lại bản thân. Nghĩ thôi chưa đủ, cần thiết ghi lại rõ ràng với ngày tháng cụ thể những vấn đề tốt và chưa tốt của tiết học/ngày học. Mình sẽ cảm thấy ngay ngày mai thôi mọi thứ đang bắt đầu khác đi.
Mình có thiết kế một mẫu nhật ký cho riêng mình và cảm thấy hiệu quả. Cuốn nhật ký sẽ tập trung vào học sinh thay vì vào giáo viên. Thay vì ghi là hôm nay mình làm tốt..., hôm nay mình làm chưa tốt... thì sẽ ghi là hôm nay học sinh vui vì... và hôm nay học sinh chưa vui vì... Mình sẽ ghi giải pháp ngay dưới đó, và điều này là bắt buộc.
3) Kết nối với học sinh
Mình đã từng muốn giữ cuộc sống riêng tư và cố giấu mình đi trên facebook. Mình sẽ luôn có một đời sống khác, tách biệt với lớp học. Nhưng dần dần, mình thấy kết bạn trên mạng XH hay không khoing quan trọng bằng việc trong lòng, mình có thật sự muốn hiểu học sinh không.
Không hiểu HS, hậu quả là GV sẽ quy HS vào những nhóm tính cách ngớ ngẩn mà ở đó, HS giống nhau y chang và GV thì xử lý cứng nhắc theo công thức. Không hiểu HS thì dạy HS kiến thức hay làm người đều không hiệu quả và tốn thời gian hơn. Cô giáo dạy may của mình hiểu kĩ chất liệu vải, cô có cách kéo căng, buông lỏng vải khi chạy máy, cách trải vải, uốn viền riêng cho từng loại chất liệu đó. Mình nghĩ đi dạy cũng không khác gì. Hiểu đối tượng thì mình sẽ làm việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Năm nay mình đã tìm mọi cách để kết nối với HS. Từ những ngày đầu. Kết nối càng nhiều thì lượng thông tin mình có càng nhiều. Mình sẽ hiểu các con và rồi thương các con hơn.
4) Yêu học sinh
Nhiều GV luôn có câu cửa miệng: yêu con, thương con. Nhưng mấy ai thật sự như vậy.
Trong công việc của mình, mình nghĩ, nếu không yêu trò thì làm cách gì cũng không làm nổi. Yêu, nghĩa là lo lắng cho học sinh từ chuyện ăn uống đến học hành cho chu đáo, vì mình chịu trách nhiệm với toàn bộ tác phong của các con khi ở trường. Yêu, nghĩa là không chỉ có mặt đủ trong các hoạt động bắt buộc GV chủ nhiệm tham gia rồi cuối tháng lãnh lương cười hề hề, mà là cố gắng hết sức để không có trường hợp HS nào gặp khó khăn hay bị bỏ rơi trong bất cứ chuyện gì. Yêu, không phải là lên fb nói, mà là nghĩ về HS một cách nghiêm túc và nghiêm khắc. Điều gì mình thật sự không mong HS có thì uốn nắn các em ngay. Mình muốn HS trở thành con người như thế nào và mình sẽ làm gì, hết sức quan tâm ra sao. Đó mới là yêu.
Không yêu HS tới nỗi cuộc sống của nó đi vào cuộc sống của mình sâu sắc thì không đi dạy được. Nhưng bỉ ổi nhất không phải là không yêu HS, mà là dùng tình yêu thương HS như một luận điệu để lấy lòng HS và đánh bóng tên tuổi mình.
Hôm tựu trường, mình với HS có làm trắc nghiệm Kokology về ngôi nhà kẹo. Có 1 đáp án là khi gặp nhà kẹo thì nên thử hết tất cả các loại kẹo, nó ứng với người luôn tìm được khía cạnh tích cực của các đối tượng khác nhau trong cuộc sống. Thật như thế. Nên thử qua nhiều cách làm rồi đúc rút thông minh, chứ không nên định kiến và từ chối ngay từ đầu.
Quanh co một hồi, thứ mình muốn nói là gì? Đó là mình đã thử và thấy những điều sau thật sự giúp ích dù ban đầu mình không tin:
1) Soạn giáo án Word trước PowerPoint.
Nó sẽ giúp hình dung rõ các hoạt động dạy học và paste qua PowerPoint sẽ cực nhanh. Nếu làm PowerPoint trước thì sẽ bị vướng vào mấy việc tìm hình, chỉnh hiệu ứng các kiểu cực kì phiền.
2) Ghi nhật ký sau mỗi buổi học.
Đầu óc sẽ phản bội mình và khiến mình quên béng mọi vấn đề, tự dối mình là không có vấn đề gì cả. Việc dạy học sẽ đều đều và chỉ như để qua ngày. Đó là những vấn đề của người không ghi nhật ký, không biết nhìn lại bản thân. Nghĩ thôi chưa đủ, cần thiết ghi lại rõ ràng với ngày tháng cụ thể những vấn đề tốt và chưa tốt của tiết học/ngày học. Mình sẽ cảm thấy ngay ngày mai thôi mọi thứ đang bắt đầu khác đi.
Mình có thiết kế một mẫu nhật ký cho riêng mình và cảm thấy hiệu quả. Cuốn nhật ký sẽ tập trung vào học sinh thay vì vào giáo viên. Thay vì ghi là hôm nay mình làm tốt..., hôm nay mình làm chưa tốt... thì sẽ ghi là hôm nay học sinh vui vì... và hôm nay học sinh chưa vui vì... Mình sẽ ghi giải pháp ngay dưới đó, và điều này là bắt buộc.
3) Kết nối với học sinh
Mình đã từng muốn giữ cuộc sống riêng tư và cố giấu mình đi trên facebook. Mình sẽ luôn có một đời sống khác, tách biệt với lớp học. Nhưng dần dần, mình thấy kết bạn trên mạng XH hay không khoing quan trọng bằng việc trong lòng, mình có thật sự muốn hiểu học sinh không.
Không hiểu HS, hậu quả là GV sẽ quy HS vào những nhóm tính cách ngớ ngẩn mà ở đó, HS giống nhau y chang và GV thì xử lý cứng nhắc theo công thức. Không hiểu HS thì dạy HS kiến thức hay làm người đều không hiệu quả và tốn thời gian hơn. Cô giáo dạy may của mình hiểu kĩ chất liệu vải, cô có cách kéo căng, buông lỏng vải khi chạy máy, cách trải vải, uốn viền riêng cho từng loại chất liệu đó. Mình nghĩ đi dạy cũng không khác gì. Hiểu đối tượng thì mình sẽ làm việc nhanh hơn, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.
Năm nay mình đã tìm mọi cách để kết nối với HS. Từ những ngày đầu. Kết nối càng nhiều thì lượng thông tin mình có càng nhiều. Mình sẽ hiểu các con và rồi thương các con hơn.
4) Yêu học sinh
Nhiều GV luôn có câu cửa miệng: yêu con, thương con. Nhưng mấy ai thật sự như vậy.
Trong công việc của mình, mình nghĩ, nếu không yêu trò thì làm cách gì cũng không làm nổi. Yêu, nghĩa là lo lắng cho học sinh từ chuyện ăn uống đến học hành cho chu đáo, vì mình chịu trách nhiệm với toàn bộ tác phong của các con khi ở trường. Yêu, nghĩa là không chỉ có mặt đủ trong các hoạt động bắt buộc GV chủ nhiệm tham gia rồi cuối tháng lãnh lương cười hề hề, mà là cố gắng hết sức để không có trường hợp HS nào gặp khó khăn hay bị bỏ rơi trong bất cứ chuyện gì. Yêu, không phải là lên fb nói, mà là nghĩ về HS một cách nghiêm túc và nghiêm khắc. Điều gì mình thật sự không mong HS có thì uốn nắn các em ngay. Mình muốn HS trở thành con người như thế nào và mình sẽ làm gì, hết sức quan tâm ra sao. Đó mới là yêu.
Không yêu HS tới nỗi cuộc sống của nó đi vào cuộc sống của mình sâu sắc thì không đi dạy được. Nhưng bỉ ổi nhất không phải là không yêu HS, mà là dùng tình yêu thương HS như một luận điệu để lấy lòng HS và đánh bóng tên tuổi mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét