vá khâu
Hôm nay lôi đồng quần áo cũ định bỏ đi, lựa những sớ vải đẹp nhất cắt ra để làm khăn trải bàn, bọc hộp đựng khăn giấy, may một dải cờ xanh đỏ để treo trong nhà cho xinh.
Hồi xưa suýt nữa thành dân nhà nghề, đồ đạc để may chuyên nghiệp chẳng thiếu gì trừ máy vắt sổ. ^^ Những xấp vải lúc nào cũng cao ngất vì thấy vải đẹp ở đâu lại tha lôi về. Từ kéo tới kim chỉ, nút cài, phéc mơ tuya, cái thước đo, miếng bông để chần, bàn ủi, ... Chị Nhàn cho mình một chiếc bàn gỗ đỏ, rộng và chắc chắn. Mình dùng nó làm bàn-nhà-may. Tha hồ trải vải, vẽ phấn, cắt vải mà chẳng sợ còng lưng.
Bây giờ thì chẳng có nổi một chiếc máy may, chỉ biết hì hục khâu tay.
Hồi đó, sau một cuộc di cư (nhà cửa và tâm hồn), mình vứt bỏ đi tất cả những thứ đồ tưởng chừng như vô nghĩa lúc này, trong một cuộc sống ngày càng trở nên thực tế (suốt với chỉ thì ích gì cho buổi xờ ta ấp này hở em?) Rời căn nhà quận 7, cũng là bỏ lại phía sau cả một thời chỉ sống bằng mơ mộng.
Một thời chiều nào cũng bày vải ra để cắt may. Đi dạy về có khi lại ngồi may tới khuya. Trong đêm, từ căn phòng nhỏ hay vang ra tiếng máy may chạy. Máy cùi bắp nên tiếng kêu to (nhưng mình chẳng chê và ghét chiếc máy nào qua tay mình cả, tụi nó giúp mình nhiều lắm).
Hồi đó chẳng hề có lấy một ý niệm về chữa lành. Nhưng con Hà bây giờ có lẽ phải chạy dài mới đuổi kịp Hà hồi đó, về cách mà nó đã vô thức dành năng lượng vào những điều xứng đáng hơn. Như một nồi bò hầm, một chiếc túi vải tự may, hay dăm ba cuốn sách cũ. Chúng giá trị hơn cả một thế giới con người xảo trá đảo điên và quyền lực.
"Các chú có nghe trong Kinh dạy rằng ngày xưa có một vị đại đệ tử chỉ nhờ khâu y mà chứng ngộ không? Để thầy nói cho nghe. Vị đại đệ tử ấy thường tìm sự thích thú an lạc trong việc vá lại những chiếc y đã rách, vá lại cho mình và những bạn đồng tu. Mỗi khi đâm qua một mũi kim, ngài làm phát sinh một tâm niệm lành, một tâm niệm giải thoát. Cho đến một ngày kia, khi mũi kim vừa thấu qua làn vải, ngài liền thấu suốt được một pháp môn thâm diệu, và trong sáu mũi liên tiếp, ngài chứng được lục thông." (Tình người - Thích Nhất Hạnh)
"Các chú có nghe trong Kinh dạy rằng ngày xưa có một vị đại đệ tử chỉ nhờ khâu y mà chứng ngộ không? Để thầy nói cho nghe. Vị đại đệ tử ấy thường tìm sự thích thú an lạc trong việc vá lại những chiếc y đã rách, vá lại cho mình và những bạn đồng tu. Mỗi khi đâm qua một mũi kim, ngài làm phát sinh một tâm niệm lành, một tâm niệm giải thoát. Cho đến một ngày kia, khi mũi kim vừa thấu qua làn vải, ngài liền thấu suốt được một pháp môn thâm diệu, và trong sáu mũi liên tiếp, ngài chứng được lục thông." (Tình người - Thích Nhất Hạnh)
Những dòng trên cũng là mình chép, từ việc ngồi may suốt nhiều giờ và nghe audio book. Nghe không biết bao nhiêu cuốn của Thích Nhất Hạnh. Và mình cảm thấy mỗi mũi kim đi thực sự làm lòng mình biết nhớ, biết yêu thương hơn. Dù tình thương hay nỗi nhớ đó làm mình yếu đuối, cũng không sao xoa dịu được tí ti nỗi đau nào. Một năm mải mê "chữa - lành - vô - thức", mà mình vẫn khóc như mưa tuôn khi gặp lại đồng nghiệp trong trường - một vài người mình chưa được chuẩn bị để rời xa. Và khi mình đã mạnh mẽ hơn, không khóc nữa, thì tất cả họ đồng loạt trở thành kẻ thù. Kể cả người đã sang chơi với mình và cùng may một chiếc túi xinh.
Họ không bỏ mình đi, không ai bỏ rơi mình cả. Chỉ có mình chia tiễn từng người. Nếu như không rời khỏi họ, mình sẽ tự huỷ hoại vì tình thương và nỗi khổ. Một cách "lose you" để "find me" chăng? ^^ Ý này cũng đâu có gì mới mẻ nhỉ, mà bao nhiêu năm mình chẳng thể làm nổi.
Họ không bỏ mình đi, không ai bỏ rơi mình cả. Chỉ có mình chia tiễn từng người. Nếu như không rời khỏi họ, mình sẽ tự huỷ hoại vì tình thương và nỗi khổ. Một cách "lose you" để "find me" chăng? ^^ Ý này cũng đâu có gì mới mẻ nhỉ, mà bao nhiêu năm mình chẳng thể làm nổi.
Đợt dọn nhà này soạn ra được 5 6 bịch đồ cũ, to nặng, cũng toàn những sớ vải mới, sạch, đẹp. Nhưng cả năm trời không xài tới, những bịch đồ đẹp đẽ bỗng trở thành gánh nặng, tâm trí lúc nào cũng lấn cấn là chúng đang ở đó. Trên kho, tít trong góc tủ, hay lẫn vào đồ hàng ngày. Và đi đâu cũng phải tha lôi cho chúng đi cùng. Đợt này soạn chúng ta, một nửa gửi cho bạn, một phần nhỏ cắt ra tái chế, còn bao nhiêu vứt sạch.
Mình đã chưa bao giờ đau đớn khi bỏ đi những thứ không thừa - chẳng thiếu trong đời này.
Nhận xét
Đăng nhận xét