Lan man về đọc sách, mua sách, tối giản và sống xanh
1. Cây xanh dùng để làm giấy không đến từ những cánh rừng cần bảo vệ, không phải là những loài cây quý hiếm, lâu năm. Nhiều cánh rừng được trồng mới để làm giấy, giống như một hình thái nông nghiệp hơn là lâm nghiệp.
Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể sử dụng giấy thoải mái và lãng phí giấy vô tội vạ.
Trung bình một cây xanh làm ra 8333 trang giấy. Nếu bạn có một cuốn sách dày 250 trang, cuốn sách đó tương đương với 3% của một cây xanh.
Mỗi năm ở Mỹ, 2 tỷ cuốn sách được xuất bản. Để có đủ giấy cho số lượng sách này ra đời, 32 triệu cây xanh phải ngã xuống.
Tiết kiệm giấy chính là giúp giảm bớt số cây xanh bị khai thác.
2. Nhưng tiết kiệm giấy viết thì còn hiểu được. Giấy đọc tiết kiệm sao đây? Tiết kiệm như vậy có đồng nghĩa với đọc ít đi?
Không. Chúng ta vẫn sẽ luôn đọc những gì chúng ta muốn đọc. Ở đây mình chỉ muốn nói tới tác hại của việc nghiện mua sách, mua sách vô tội vạ mà đọc chẳng bao nhiêu. Nói nôm na là “mua về để đó”.
3. Nhiều người có sở thích mua thật nhiều sách, bởi thú thực cảm giác nhìn một cái tủ sách kín sách, cao tận trần nhà, ken dày bìa sách xanh đỏ tím vàng nâu đen trắng là một thứ khoái cảm đặc biệt. Chẳng có gì phi đạo đức ở đây hết. Nhưng nếu nhận thấy dấu hiệu là hơn nửa tủ sách của chúng ta không được chủ nhân của nó … đọc, thậm chí sờ tới, thì cần xem lại một chút!
Sách là để được đọc. Sách chưa được sống khi chưa được lật giở. Sách sẽ chết nếu bị bỏ quên vĩnh viễn trên tủ sách. Vì thế, mình hãy đọc những cuốn sách mình mua về. Tiết kiệm giấy chính là việc điều chỉnh thói quen sử dụng giấy. Khai thác tối đa những gì mà trang giấy đem đến cho mình qua việc đọc thật sự những cuốn sách mua về, chẳng phải chính là sống xanh, là suy nghĩ cho những cái cây hay sao?
4. Thú thực, có rất nhiều lý do biện minh cho chuyện “mua về để đó”. Mình cũng từng tự biện minh suốt cả chục năm trời, kéo theo cảm giác nặng nề suốt chừng đó năm vì rong ruổi Bắc Trung Nam gì cũng phải ôm theo sách từng thùng từng thùng, sống chừng đó năm trong những tủ sách cao đủ khả năng đè chết người và chứa không biết bao nhiêu bụi bặm hại sức khoẻ.
Rồi mình như tỉnh ngộ khi được đọc về chủ nghĩa tối giản. Có thể tối giản được hay không, nhất là đối với những thứ hay được “thần thánh hoá” như sách, tất cả nằm ở cách nhìn, cách tư duy mà thôi. Và sau đây là những lý do đã giúp mình được giải phóng hoàn toàn khỏi tâm lý thích tích trữ quá nhiều sách không cần thiết trong nhà:
- Cuốn sách không được đọc là cuốn sách bất hạnh
- Tích trữ sách không cần thiết với suy nghĩ “một lúc nào đó sẽ cần” cũng là một dạng lòng tham, mà cởi bỏ được lòng tham thì sống nhẹ nhàng hơn- Đường đời thì dài, ai càng nhẹ gánh thì đi càng xa- Sách với người có duyên (đây là niềm tin cá nhân của mình đấy). Bất kỳ thời điểm nào cần đọc cuốn sách nào, mình sẽ luôn có cách để tìm thấy nó. Chẳng phải dày công tích trữ nó suốt bao năm tháng trên tủ sách đâu. Sẽ luôn có một con đường để cuốn sách mình cần đến được tay mình.- Ngoài ra, có nhiều cách để “thật sự đọc” một cuốn sách mà không nhất thiết phải cầm bản giấy trên tay
- Tích trữ sách không cần thiết với suy nghĩ “một lúc nào đó sẽ cần” cũng là một dạng lòng tham, mà cởi bỏ được lòng tham thì sống nhẹ nhàng hơn- Đường đời thì dài, ai càng nhẹ gánh thì đi càng xa- Sách với người có duyên (đây là niềm tin cá nhân của mình đấy). Bất kỳ thời điểm nào cần đọc cuốn sách nào, mình sẽ luôn có cách để tìm thấy nó. Chẳng phải dày công tích trữ nó suốt bao năm tháng trên tủ sách đâu. Sẽ luôn có một con đường để cuốn sách mình cần đến được tay mình.- Ngoài ra, có nhiều cách để “thật sự đọc” một cuốn sách mà không nhất thiết phải cầm bản giấy trên tay
5. Và đó là những lý do khiến mình bất chấp vô số định kiến dạng: “giáo viên là nhà phải có tủ sách to”, “yêu sách là phải giữ/trữ sách”, … để mạnh dạn tối giản sách vở. Mấy năm nay mình chỉ mua sách khi thấy thật sự cần, mỗi lần mua chỉ mua đúng những cuốn mà mình chắc chắn sẽ đọc ngay sau khi mua, thường mỗi lần mua chỉ một cuốn. Đọc không hợp và nghĩ rằng khả năng đọc lại là 0% thì lập tức giải thoát cho cuốn sách.
Mình đã sống rất nhẹ nhàng mà vẫn không xa rời việc đọc.
6. Như vậy, loanh quanh một hồi thì thấy tối giản và sống xanh có liên quan tới nhau. Cởi bỏ tâm lý tham lam, ưa tích trữ, dọn dẹp những thứ không cần thiết trong cuộc sống của chính mình chẳng những là tự giải thoát cho bản thân mà còn góp phần bảo vệ hành tinh, giúp cho ít cây xanh phải ngã xuống hơn.
7. Những tiệm sách cũ là cầu nối lý tưởng nếu chúng ta có nhu cầu thanh lý sách cũ. Hãy mạnh dạn chia tay những cuốn sách mà bạn thấy chưa có duyên hoặc “phai nhạt cảm tình”, gửi nó cho người cần nó hơn bạn. Hành trình chia sẻ sách này mới đúng nghĩa là chia sẻ nội dung cuốn sách chứ không chỉ là trao cho nhau những xấp giấy vật chất, là chứng kiến nhiều hơn những trang giấy mới ra lò, những cây xanh ra đi.
8. Ngoài ra, các sản phẩm tái chế từ giấy cũng là một gợi ý dễ thương, bạn nghe!
Nhận xét
Đăng nhận xét