Đưa ý kiến cá nhân khi làm việc chung
Gần đây có dịp cộng tác với đồng nghiệp trong một dự án, mình học được nhiều kinh nghiệm. Trong đó thay đổi đáng nói nhất là mình đã biết cách đưa ý kiến thẳng thắn hơn.
1. Vì sao cần đưa ý kiến?
- Cái họ cần là quan điểm cá nhân - họ không cần sự hòa bình.
Khi một người cộng tác với mình, họ muốn nghe quan điểm cá nhân của mình, muốn xem góc nhìn của mình. Vì thế việc đưa ra các ý kiến, góp ý, sửa đổi là vô cùng cần thiết.
Vậy mà, ban đầu, mình đã không nhận ra điều này. Mình cho rằng làm việc cần nhất là sự hòa hợp, tôn trọng, dĩ hòa vi quý, giữ không khí yên bình. Vì thế, mình không ngừng đặt mình vào vị trí của họ và gật gù nhiều hơn là góp ý. Mình cho rằng dù sao người chịu trách nhiệm chính dự án cũng là họ, hoặc chưa chắc họ đã muốn nghe nhận xét, ai cũng thích nghe lời khen, hoặc mình không có quá nhiều tư cách/thâm niên/kinh nghiệm để đưa ra nhận xét đáng tin cậy, v.v.. Vô vàn lý do khiến mình cứ im lặng giữ các quan điểm của bản thân và tôn trọng ý tưởng của họ. Sau đó, khi thử nói thẳng bất chấp kết quả, mình nhận ra nhiều lợi ích mà mình sẽ kể tiếp sau.
- Thông thường ý tưởng của mình tốt hơn là mình nghĩ.
Mình quá quen thuộc với bản thân mình nên đôi khi sẽ đánh giá hơi thấp các ý kiến của mình. Thay vì ngần ngại suy đi tính lại chi bằng nói ra với đồng nghiệp, họ có thể tán thành hoặc ít nhất thì hai bên cũng có thể tranh luận để làm cho mọi thứ hay hơn, sắc sảo hơn.
- Không có ý tưởng nằm ngoài ngôn ngữ.
Khi một người giấu các quan điểm, ý tưởng trong ý nghĩ, ngại nói ra, mình tin đó là một ý tưởng tù mù, không rõ ràng, thậm chí người ta còn dễ chìm vào ảo tưởng rằng nó hay tới độ ... không diễn tả nổi.
Mình thuộc trường phái tin vào ngôn từ. Không có tư duy nằm ngoài ngôn từ. Nói ra khiến một ý tưởng được rõ ràng, có hình hài rõ hơn, lại còn được đụng độ, được phản biện, được bổ sung để càng thêm sắc sảo. Nói ra không có nghĩa là làm mất đi cái tôi, mất đi bản sắc của ý tưởng, nếu thật sự ý tưởng đó có chứa sự đặc sắc riêng, chẳng có gì làm mất được bản sắc của nó. Trong trường hợp làm việc chung mà không nói ra ý kiến thì chỉ cho thấy bạn thiếu tự tin vào độ chắc chắn, sắc sảo trong ý kiến đó mà thôi.
- Không nói ra, mọi việc sẽ chẳng bao giờ dừng ở đó
Một điều không nói ra không vì thế mà không hề tồn tại, nó ở đó, tuy không rõ ràng, nhưng làm nên khoảng cách giữa những người làm việc chung, và sự xa cách sẽ ngày càng lớn dần, có thể chính nó là nguyên do mâu thuẫn sau này.
Không nói rõ quan điểm của mình, sản phẩm sinh ra sẽ là một thứ rất dở dang, mình sẽ không bao giờ có được cảm giác hài lòng trọn vẹn với công việc. Đó không phải là cộng tác, là làm việc nhóm, là đóng góp, đó là người nào làm phần việc của người đó, làm miễn cưỡng cho xong, dù có làm tròn trách nhiệm của mình và làm tốt đến đâu thì đó cũng không bao giờ là cộng tác.
2. Một số khó khăn trong việc đưa ý kiến khi làm việc chung và hướng giải quyết:
- Nhiều người - như mình chỉ cảm thấy sáng suốt khi suy nghĩ một mình, chưa có thói quen suy nghĩ giữa nơi đông người nên dễ bị phân tâm và suy nghĩ khá chậm, lúng túng. Làm việc chung đòi hỏi tư duy nhanh, phát ngôn nhanh, vì người khác hiếm khi ngồi yên lặng chờ đợi mình.
Hiện tại mình thấy chỉ có cách là tập tư duy nhanh và thật tập trung. Để tư duy nhanh thì cần tự tin, xác định trọng tâm vấn đề, nhìn thẳng vào vấn đề để soi rõ các điểm chưa ổn thỏa, tránh để ý tới các chuyện hoa lá cành xung quanh.
Thường mình phát hiện ra một điểm nào đó không tới nỗi chậm, chỉ cần quan sát kĩ và dành một chút thời gian lắng nghe cảm nhận của bản thân. Khi có các vấn đề về tính logic, tính khả thi, v.v.. , đối với mình, trực cảm sẽ báo cho mình biết rất sớm trước khi lý trí mình thật sự phân tích ra.
Ngoài ra, cứ mạnh dạn đề nghị đối phương dành thời gian và sự yên tĩnh cho mình suy nghĩ. Thảo luận không nhất thiết cứ phải là nói không ngừng.
- Nhiều khi chỉ cảm thấy không ổn chứ không thật sự rõ vì sao và phải nói thế nào
Mình nghĩ, trong các trường hợp đó cứ mạnh dạn đề nghị thêm thời gian và nói rõ ra cảm giác không ổn của mình.
- Ngại va chạm, ngại mất lòng
Trừ khi đối phương thật sự không muốn hợp tác. Khi họ đã chủ động yêu cầu được cộng tác với mình, chắc chắn họ sẽ trân trọng các quan điểm của mình.
Thẳng thắn không có nghĩa là không tôn trọng. Còn ai buồn vì sự thẳng thắn thì hãy cứ vẫn thẳng thắn để họ quen dần.
3. Tóm lại:
Con người không nên sống như con sâu ẩn mình sau đám lá. Đã tham dự vào cuộc sống này với người khác, hãy thật sự tham dự, thật sự có mặt, đừng ẩn dật, đừng sợ hãi, đừng coi thường.
Vấn đề không phải là ai giỏi, ai kém, chúng ta đánh giá như thế nào về nhau, mà là công việc sẽ có thể tốt hơn lên như thế nào. Đừng ngại mình dốt mà không dám nói, đừng chê người tồi mà không thèm nói. Đó là một thứ văn hóa thật sự rất kì quặc và chỉ nên phổ biến ở Hà Nội như hiện nay thôi là đủ rồi, không cần phải xuất hiện thêm ở bất cứ đâu khác trên thế giới này. :P
1. Vì sao cần đưa ý kiến?
- Cái họ cần là quan điểm cá nhân - họ không cần sự hòa bình.
Khi một người cộng tác với mình, họ muốn nghe quan điểm cá nhân của mình, muốn xem góc nhìn của mình. Vì thế việc đưa ra các ý kiến, góp ý, sửa đổi là vô cùng cần thiết.
Vậy mà, ban đầu, mình đã không nhận ra điều này. Mình cho rằng làm việc cần nhất là sự hòa hợp, tôn trọng, dĩ hòa vi quý, giữ không khí yên bình. Vì thế, mình không ngừng đặt mình vào vị trí của họ và gật gù nhiều hơn là góp ý. Mình cho rằng dù sao người chịu trách nhiệm chính dự án cũng là họ, hoặc chưa chắc họ đã muốn nghe nhận xét, ai cũng thích nghe lời khen, hoặc mình không có quá nhiều tư cách/thâm niên/kinh nghiệm để đưa ra nhận xét đáng tin cậy, v.v.. Vô vàn lý do khiến mình cứ im lặng giữ các quan điểm của bản thân và tôn trọng ý tưởng của họ. Sau đó, khi thử nói thẳng bất chấp kết quả, mình nhận ra nhiều lợi ích mà mình sẽ kể tiếp sau.
- Thông thường ý tưởng của mình tốt hơn là mình nghĩ.
Mình quá quen thuộc với bản thân mình nên đôi khi sẽ đánh giá hơi thấp các ý kiến của mình. Thay vì ngần ngại suy đi tính lại chi bằng nói ra với đồng nghiệp, họ có thể tán thành hoặc ít nhất thì hai bên cũng có thể tranh luận để làm cho mọi thứ hay hơn, sắc sảo hơn.
- Không có ý tưởng nằm ngoài ngôn ngữ.
Khi một người giấu các quan điểm, ý tưởng trong ý nghĩ, ngại nói ra, mình tin đó là một ý tưởng tù mù, không rõ ràng, thậm chí người ta còn dễ chìm vào ảo tưởng rằng nó hay tới độ ... không diễn tả nổi.
Mình thuộc trường phái tin vào ngôn từ. Không có tư duy nằm ngoài ngôn từ. Nói ra khiến một ý tưởng được rõ ràng, có hình hài rõ hơn, lại còn được đụng độ, được phản biện, được bổ sung để càng thêm sắc sảo. Nói ra không có nghĩa là làm mất đi cái tôi, mất đi bản sắc của ý tưởng, nếu thật sự ý tưởng đó có chứa sự đặc sắc riêng, chẳng có gì làm mất được bản sắc của nó. Trong trường hợp làm việc chung mà không nói ra ý kiến thì chỉ cho thấy bạn thiếu tự tin vào độ chắc chắn, sắc sảo trong ý kiến đó mà thôi.
- Không nói ra, mọi việc sẽ chẳng bao giờ dừng ở đó
Một điều không nói ra không vì thế mà không hề tồn tại, nó ở đó, tuy không rõ ràng, nhưng làm nên khoảng cách giữa những người làm việc chung, và sự xa cách sẽ ngày càng lớn dần, có thể chính nó là nguyên do mâu thuẫn sau này.
Không nói rõ quan điểm của mình, sản phẩm sinh ra sẽ là một thứ rất dở dang, mình sẽ không bao giờ có được cảm giác hài lòng trọn vẹn với công việc. Đó không phải là cộng tác, là làm việc nhóm, là đóng góp, đó là người nào làm phần việc của người đó, làm miễn cưỡng cho xong, dù có làm tròn trách nhiệm của mình và làm tốt đến đâu thì đó cũng không bao giờ là cộng tác.
2. Một số khó khăn trong việc đưa ý kiến khi làm việc chung và hướng giải quyết:
- Nhiều người - như mình chỉ cảm thấy sáng suốt khi suy nghĩ một mình, chưa có thói quen suy nghĩ giữa nơi đông người nên dễ bị phân tâm và suy nghĩ khá chậm, lúng túng. Làm việc chung đòi hỏi tư duy nhanh, phát ngôn nhanh, vì người khác hiếm khi ngồi yên lặng chờ đợi mình.
Hiện tại mình thấy chỉ có cách là tập tư duy nhanh và thật tập trung. Để tư duy nhanh thì cần tự tin, xác định trọng tâm vấn đề, nhìn thẳng vào vấn đề để soi rõ các điểm chưa ổn thỏa, tránh để ý tới các chuyện hoa lá cành xung quanh.
Thường mình phát hiện ra một điểm nào đó không tới nỗi chậm, chỉ cần quan sát kĩ và dành một chút thời gian lắng nghe cảm nhận của bản thân. Khi có các vấn đề về tính logic, tính khả thi, v.v.. , đối với mình, trực cảm sẽ báo cho mình biết rất sớm trước khi lý trí mình thật sự phân tích ra.
Ngoài ra, cứ mạnh dạn đề nghị đối phương dành thời gian và sự yên tĩnh cho mình suy nghĩ. Thảo luận không nhất thiết cứ phải là nói không ngừng.
- Nhiều khi chỉ cảm thấy không ổn chứ không thật sự rõ vì sao và phải nói thế nào
Mình nghĩ, trong các trường hợp đó cứ mạnh dạn đề nghị thêm thời gian và nói rõ ra cảm giác không ổn của mình.
- Ngại va chạm, ngại mất lòng
Trừ khi đối phương thật sự không muốn hợp tác. Khi họ đã chủ động yêu cầu được cộng tác với mình, chắc chắn họ sẽ trân trọng các quan điểm của mình.
Thẳng thắn không có nghĩa là không tôn trọng. Còn ai buồn vì sự thẳng thắn thì hãy cứ vẫn thẳng thắn để họ quen dần.
3. Tóm lại:
Con người không nên sống như con sâu ẩn mình sau đám lá. Đã tham dự vào cuộc sống này với người khác, hãy thật sự tham dự, thật sự có mặt, đừng ẩn dật, đừng sợ hãi, đừng coi thường.
Vấn đề không phải là ai giỏi, ai kém, chúng ta đánh giá như thế nào về nhau, mà là công việc sẽ có thể tốt hơn lên như thế nào. Đừng ngại mình dốt mà không dám nói, đừng chê người tồi mà không thèm nói. Đó là một thứ văn hóa thật sự rất kì quặc và chỉ nên phổ biến ở Hà Nội như hiện nay thôi là đủ rồi, không cần phải xuất hiện thêm ở bất cứ đâu khác trên thế giới này. :P
Nhận xét
Đăng nhận xét