Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 6, 2017

Một lần đến trường X.

Hà đã không hề nghĩ rằng mình lại đi phỏng vấn. Nhưng tình cờ, một dịp làm việc đưa Hà đến trường X. Nhân dịp đó, bên nhân sự trường nói chuyện với Hà. Sau đây là các câu chuyện Hà muốn kể lại trong quá trình 2 lần làm việc với nhân sự trường và 1 lần làm bài test của họ, cùng với suy nghĩ của Hà: - Trường theo triết lý đạo Phật. Giá trị cốt lõi là giới - định - tuệ. Lãnh đạo nhà trường biến đổi chút xíu thành trí tuệ - đạo đức - nghị lực. Tường của trường vẽ hình một cái cây rất chi là xấu với ba cái rễ chà bá lửa mang tên 3 giá trị trên. Ngoài ra trên tường còn có rất nhiều tranh nhân quả. Khi Hà tới gặp lãnh đạo trường, họ phát cho Hà một tờ flyer gồm khá nhiều bức tranh nhân quả. Hà ngồi coi say sưa. Nội dung đại khái: kiếp này ghen tỵ khi thấy người khác được yêu thương, kiếp sau cô độc, bị bỏ rơi (vẽ hình một người đi trong đêm bị chó sủa quá chừng); kiếp này thắp đèn sáng cho người (vẽ một chú thợ điện trèo cột điện sửa đèn), kiếp sau sáng mắt (ủa vậy luôn hả?); kiếp này dâm...

Đưa ý kiến cá nhân khi làm việc chung

Hình ảnh
Gần đây có dịp cộng tác với đồng nghiệp trong một dự án, mình học được nhiều kinh nghiệm. Trong đó thay đổi đáng nói nhất là mình đã biết cách đưa ý kiến thẳng thắn hơn. 1. Vì sao cần đưa ý kiến? - Cái họ cần là quan điểm cá nhân - họ không cần sự hòa bình. Khi một người cộng tác với mình, họ muốn nghe quan điểm cá nhân của mình, muốn xem góc nhìn của mình. Vì thế việc đưa ra các ý kiến, góp ý, sửa đổi là vô cùng cần thiết. Vậy mà, ban đầu, mình đã không nhận ra điều này. Mình cho rằng làm việc cần nhất là sự hòa hợp, tôn trọng, dĩ hòa vi quý, giữ không khí yên bình. Vì thế, mình không ngừng đặt mình vào vị trí của họ và gật gù nhiều hơn là góp ý. Mình cho rằng dù sao người chịu trách nhiệm chính dự án cũng là họ, hoặc chưa chắc họ đã muốn nghe nhận xét, ai cũng thích nghe lời khen, hoặc mình không có quá nhiều tư cách/thâm niên/kinh nghiệm để đưa ra nhận xét đáng tin cậy, v.v.. Vô vàn lý do khiến mình cứ im lặng giữ các quan điểm của bản thân và tôn trọng ý tưởng của họ. Sau đ...

Từ thiện

English version is after Vietnamese version. Scroll down to read. 2 năm chủ nhiệm lớp, tôi chỉ đồng ý cho phụ huynh đưa học sinh đi từ thiện đúng một lần. Và là phụ huynh đưa đi, không phải tôi đưa. Điều đó có nghĩa là tôi bị nhà trường trừ điểm 2 lần trong 2 năm học. Trong lần duy nhất đi từ thiện, xui xẻo thay, tôi chứng kiến và hiểu ra toàn bộ quy trình người đó dùng tiền quỹ của lớp tôi kết hợp giữa từ thiện và quảng cáo cho công ty của mình. Bỉ ổi. Tôi không thích từ thiện. Bất cứ dạng nào: tiền của, tình thương, cơ hội. Không có nghĩa là tôi ghét người thích từ thiện. Tôi chỉ đơn giản là không thích. Vậy thôi. Trong lần duy nhất đi từ thiện với lớp, tôi quan sát được cách con người ở đó tồn tại như một con người bình thường. Mình có trí óc bình thường, có đầy đủ điều kiện, sao không vô ưu được như vậy. Sau chuyến đi, tôi bật cười, ai mới là người cần được từ thiện. Họ và tôi, ai mới đáng thương hơn? Hay là ai cũng như ai. Và tôi từ chối "bước vào thế giới của nhau"....