Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2014

Một đêm

Phụ huynh chửi cho một tăng dài 30 phút. Không muốn làm GVCN ngay từ đầu mà vẫn bị ẩy vào làm, giờ ăn chửi chả biết nói sao. Ở LSTS phụ huynh là ông hoàng bà chúa còn GV là thùng nước lèo. Hậm hực về tới nhà đã thấy người yêu chờ trước cửa. - Anh chở em đi vòng vòng cho em đỡ buồn nghe? - Dạ. Nói rồi đứa nhỏ ngồi ôm bụng đứa lớn đi xa thật xa, ra tận ngoại ô, chỉ đi thôi chứ không dừng ăn uống chơi bời gì cả. - Em có biết tại sao ở đây lại lạnh không? - Dạ không. - Vì nó sạch và trong lành đó em. Dọc đường có rất nhiều thứ. Có nhiều cây bụi hai bên đường, ở giữa là đại lộ thênh thang, thiết kế cầu kì, giao cắt phức tạp, đằng xa là công trình đang làm dở, ban đêm thắp đèn rực sáng như quảng trường. Có cái hầm chui dưới lòng sông, nước chảy ầm ầm trên đầu. Có con tàu lớn, thân gỗ bóng nhoáng, căng đôi buồm vĩ đại, trong khoang rực rỡ ánh sáng như một khách sạn hạng nhất. - Em có biết tại sao đi dưới hầm lại ồn thế không? - Tại vì nước chảy phía trên đó anh. - Anh nghĩ cũng không

Những ngày hạnh phúc

1. - Em buồn lắm anh ạ. - Ừ anh biết rồi em. - Anh đến chỗ em được không? - Giờ là 12h trưa. 15 km lận đó em. - Em không biết, anh làm sao thì làm. - ... *Tút, tút, tút, tút* Một tiếng sau đã thấy anh có mặt. - Sao, giờ có chuyện gì kể anh nghe. - Dạ hông. - Anh chở em đi vòng vòng rồi em kể chuyện cho anh nghe nhé? - Dạ. - Rồi mình đi coi phim nữa, chịu hông? - Dạ. 2. - Em ơi đừng buồn nữa. Em coi con chó kìa. Nó ngồi chờ người tới mua nó hả em? - Đúng rồi anh. - Hồi anh chưa gặp em, anh giống con chó ngồi trong lồng chờ em tới đó. Chờ hoài, chờ hoài. Em cũng vậy đúng không? - Anh ví von gì kì cục. - Kì nhưng mà thiệt vậy đó. - Ừ. Em cũng thấy đúng vậy. 3. - Em không muốn quen anh nữa (dỗi). - Tại sao? - Tại em hư, em không xứng với anh. - Chuyện đó để anh lo. - Em giận anh. - Anh kể chuyện vui cho em nguôi giận nè. - Tại sao nhiều lúc em thấy ghét anh mà không thể bỏ anh? - Tại anh đẹp trai đó mà. 4. - Em hết buồn chưa? - Dạ chưa. - Anh mua tai

Hôm nay tôi nghĩ

1. Đừng nhảy vào đời người khác chi. Ví dụ hình dung họ   như thế như thế xong nhìn lại mình như này như này , kết luận họ sướng thật. Hồi bé mình có một góc học tập khá tươm tất. Chị Nga dán tủ sách cho mình bằng giấy gói quà rất đẹp. Sách vở bút mực không thiếu một cái gì. Nhưng hễ đến nhà bạn khác, nhìn chỗ ngồi học của nó là mình lại nghĩ: "Giá mình ngồi học ở đây chắc đã học giỏi hơn". Hoặc: "Sao cái góc của nó cứ gợi cảm hứng học tập sao í". Đại khái đó là những thèm thuồng rất mơ hồ khi nhòm vào cuộc đời của người khác. Còn nhiều chuyện tương tự mà lười kể. 2. Nói ngắn thôi.

Sẽ không

Lên fb khoe khoang lung tung, tỏ ra hiểu biết. Chỉ nói chuyện thời tiết và tối nay ăn gì thôi.

Mai

Cô rất dễ bấn loạn cảm xúc. Nên ngày mai tụi con thi mà cô đã hoảng hồn hoảng vía hoảng thiên suốt mấy hôm nay rồi. Như hôm mấy em khối 7 sắp thi, hôm qua, trước khi khối 9 thi, cô cũng nằm mơ. Cô mơ thấy người ta hỏi tụi con câu: "Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày". Bài này cô không dạy mà để tụi con tự học. Cô không biết đó có phải là điềm không, chỉ  biết những giấc mơ của cô thường liên quan nhiều lắm đến cảm giác của cô trong hiện thực. Cô sợ cô dạy trễ chương trình, dạy chưa kĩ những chỗ lẽ ra nên kĩ, khiến tụi con thi không được. Ai cũng nói Đinh Thiện Lý chiều và chăm học sinh, nên tụi con được chuẩn bị từng li từng tí từ chuyện học tới chuyện ăn, ngủ, chơi. Ai cũng nói, hồi xưa học trò toàn bò ra tự học. Về điều này cô cũng không biết nốt. Cô chỉ thấy áy náy, lo lắng. Cô tâm nguyện, làm gì cũng được, nhưng phải làm cho tròn, làm tròn trách nhiệm. Vả có bao giờ người ta cảm thấy mình thật sự yêu thương một cái gì? Nửa năm gắn bó với những gì trong trẻo nhất, thán

Chủ nhật - những chuyện vớ vẩn

- Đường Hàm Nghi làm đèn hình cổng chào hoa sen . Bự lắm, bự kinh lên được! Mà đèn không giống đèn mình thường thấy đâu. Kiểu như những hạt ngọc đính lên một cái nền í. Lung linh nhẹ nhàng đẹp lắm. Bố mình rất thích trang trí nhà cửa bằng đèn. Vào dịp Tết, bố bỏ công trang trí nhà nhiều lắm. Mình nhớ bố ghê. Tết năm nay khác hẳn Tết năm ngoái rồi, nhưng mình mong đừng ai hỏi han về những điều đã thay đổi. Vì mình đã hình dung ra cảnh mình vẫn trong mấy đồ cũ chạy nhảy tung tăng khắp nhà rồi. - Bánh mì bò kho trên đường gì ở Bình Thạnh (quên tên đường rồi, chỉ nhớ gần nhà bạn của người yêu mình) đạt mức từ tốt đến xuất sắc! - Hôm qua và hôm nay dọn được cái nhà, giặt được mớ đồ . Tương đối tinh tươm rồi đấy! - Chấm gần xong tập bài . Là lá la! - Đi chơi 7 tiếng rưỡi có gọi là nhiều không nhỉ? Sao mình không thấy chán đi chơi và chán bạn người yêu? Liệt kê những nơi đã đi: quán Hào , quán bò kho kể trên , sách Sài Gòn , sách Hà Nội . - Hôm nay chọn sách, tự dưng chỉ thích truyệ

Thứ bảy

HÔM NAY CÓ GÌ HAY HO? 1. Mình suy nghĩ xong vụ đi du lịch Cao Minh cho lớp mình. Tiền đã trao rồi, mình là người ký tên. Thôi đành chỉ biết cầu nguyện vậy. 2. Phóng xe ngoài đường nhiều, đi xa, thuộc thêm vài con đường và vài địa chỉ để mai mốt tự đi, không phiền anh Khuê chở nữa. 3. Gặp anh Tuệ. Anh Tuệ buồn buồn sao ấy. Mình cứ hỏi anh Khuê hoài: Anh Tuệ có ghét em không anh? Hy vọng là không hy vọng là không. 4. Anh Huy, cũng là bạn anh Khuê, hứa tặng sách mình. Tự dưng thấy mình đặc biệt ghê gớm. Đùa đó! (Câu này của anh Khuê). 5. Hai đứa đi nhà sách Kim Đồng. Có đúng một tỷ thứ muốn mua cho tụi nhỏ. 6. Ăn bún đậu Hồng Hà. Ngon dã man và no dã man. NHỮNG ĐIỀU CHƯA VUI 1. Anh Tuệ buồn buồn khi đi chơi với tụi mình. 2. Sáng mình mơ thấy anh Khuê với mình đi chơi Điện Biên. Mẹ thấy mình cứ bám lấy anh để chuẩn bị đi, mà kệ tụi mình, mẹ lặng lẽ đạp xe đi để khỏi làm phiền. Mình gọi với theo không được. Thường những chuyện mình mơ phản ánh cực kỳ chính xác những gì đang di

Khoảng cách

Thật vớ vẩn khi em nói đến từ này trong mối quan hệ của hai đứa mình. Lúc nãy em vừa rỉ tai anh, hôm qua em đọc một bài báo nói về những thói quen mà các cặp đôi thường mắc phải khi đã quá thân thiết, em thấy hai đứa mình có hết trơn, không sót thói quen nào. Vậy mà sao, bây giờ em lại nghĩ đến khoảng cách? Khoảng cách là lúc bất chợt, em thấy mình cạn chuyện để nói với nhau. Sau mười mấy tháng quen biết, chuyện trò, em cảm thấy những chuyện muốn nói với anh cứ vơi dần, vơi dần. Em là đứa rất khó ngồi yên một chỗ hoặc im lặng, nên nếu không gặp được anh, em cũng phải hàn huyên cho đã mới thôi. Nhưng nói gì đây khi em không có chuyện gì để nói, mà đã nhỡ theo thói quen bấm số anh rồi? Chuyện trường lớp nói ra chỉ thêm mệt, bởi em muốn chúng nằm lại trọn vẹn trong ngăn kéo phòng làm việc ở trường. Chuyện của hai đứa mình thì còn biết nói gì, khi cả ngày mình xa nhau, đến đêm mới gặp. Chuyện sở thích của em thì sao - dạo này em không đọc được gì đáng nói, mà cũng chẳng biết nói gì về sá

Kỳ sau trở đi cô sẽ chăm ghi chép về tụi con hơn

"Nói đến bà thì không thể nào không nói về bài thơ "Bếp lửa" của nhà văn Bằng Kiều". (HS Đức Minh 9A5) - Từ "hà" trong tiếng Hán có nhiều nghĩa, có nghĩa là sông, có nghĩa là ráng chiều, có nghĩa là từ để hỏi, lại có một nghĩa là con tôm nữa. - Cô ơi vậy tên cô có nghĩa là gì cô? Chắc là con tôm đúng không cô? Hihi, cô ơi con thích ăn con hà lăn bột! (HS Phúc 7A6) Trong giờ học bài "Mã Giám Sinh mua Kiều": - Câu Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần" vi phạm phương châm về chất ở chỗ nào? My hăng hái: - Thưa cô Mã Giám Sinh nói dối ạ. Mã Giám Sinh không phải ở Lâm Thanh mà lại nói là ở Lâm Thanh. - Tốt. Vậy Mã Giám Sinh quê ở đâu? - Dạ thưa cô, Lâm Đồng ạ. (HS My 9A5) "Đôi chân của nó thì lúc nào cũng khỏe, em nói đôi chân nó khỏe vì có lần em thấy con mèo mun nhà em đã nhảy từ trên mái nhà xuống thế mà nó vẫn còn sống nhăn răng". (HS Minh 7A6) "Em học lớp 7. Học trường này đã nhiều năm (hẳn

Thứ ba

Hình ảnh
HÔM NAY 1. Chị Thi chửi cho 1 trận xong cho mình ăn bánh 2. Khiết Anh nghỉ học xong cặp đôi huyền thoại kia không buôn chuyện buổi trưa nữa và chao ôi, lớp học trở thành thiên đường tĩnh lặng 3. Cảm thấy chán nản và thất vọng với cách nói chuyện thô lỗ của một người. Từ lâu rồi. Mà thôi, kệ. Mình cũng phải kiên định thì người ta mới thay đổi theo ý mình được. Nhất định không được hiền và nhường. 4. Trời lạnh lạnh. Mặc áo len mỏng ở Sài Gòn thật dễ chịu. Vừa ấm vừa mát, nhẹ nhàng thanh lịch. Chứ không mệt mỏi như áo len dày ở ngoài nhà mình. MUỐN MUA 1. Bút đỏ nước, màu đậm, chấm bài rõ. Học sinh viết vở ô ly, dòng kẻ dày đặc mà bút nhà trường phát thì nhạt, viết mỏi tay. 2. Tai nghe. Để nói chuyện điện thoại cho tiện. Hình: mệt quá tìm hình bút đỏ thôi khỏi tìm hình tai nghe. DỰ ĐỊNH 1. Tuần nào cũng tập viết bài Anh Văn xong gửi cho thầy Robert chấm. 2. Cuốn sách tiếp theo đọc hàng sáng là The great Gatsby bản tiếng Anh. Gud luck. Nói đến đây tự dưng

Thứ hai

Mình định sẽ viết blog trở lại. Mình thì cũng chả có tài cán mê hoặc ai trong việc viết lách, nhưng vốn dĩ mình đã cảm tình với blog. Hồi mới có blog, mình bị nghiện blog. Nghiện blog, mình đọc được bao nhiêu thứ hay ho, được tiếp thêm bao nhiêu là cảm hứng. Facebook vui hơn nhiều, nhưng nghiện facebook khiến mình toàn để ý chuyện đâu đâu. Mình cũng càm ràm suốt về facebook rồi, nhưng chả bỏ được mà cứ càm ràm thì đến là mệt. Mình thấy là cũng hơi phức tạp, thế nên cứ thích gì làm nấy cái đã, mai mốt tính tiếp hihi. Nhiều lúc có mấy thứ vui vẻ bất chợt nảy sinh trong đầu óc, mình lại muốn lật laptop ra và viết. Hiện tại mình đang nghĩ đến việc mua một chiếc điện thoại thông minh hỗ trợ tốt nhất cho việc đọc. Mình còn muốn mua cho bố, cho mẹ với cả cho Như Khuê nữa. Nếu có một chiếc điện thoại thông minh, hoặc Ipad chẳng hạn, mình nghĩ mọi người sẽ vui hơn, đọc được nhiều hơn. Thật ra nếu tiết kiệm, mình đã có thể mua được những thứ này rồi. Nhưng mình lại không biết chi tiêu và ham m

Thứ bảy

Sau cuộc gặp với phụ huynh hôm nay, tôi cảm thấy tôi đang sống trong một thế giới quá hoàn hảo. Ai cũng thông minh, giỏi, nghị lực, đẹp, giàu. Và nhất là tử tế, cực kỳ tử tế. Một vẻ ngoài không tỳ vết. Làm tôi cảm thấy con đường tôi đi sau chuyến gặp gỡ như cũng chông chênh hơn, bất an hơn. Sống trong một thế giới như thế, tự nhiên cố gắng làm người lịch thiệp và tử tế trở thành một sự vô nghĩa. Tôi nghĩ mọi thứ không cần phải vì tôi mà tốt đẹp thêm một chút nữa. Tôi chỉ muốn  làm cái gì khác đi, một cái gì ngổ ngáo và phá phách. Hoặc tôi muốn thử xem sẽ như thế nào nếu buông thả cho đời mình trôi xuống vũng lầy. Và thỉnh thoảng tôi có buồn ói khi nghĩ đến không gian bão hòa sự hoàn mỹ ở quanh mình. Nên tôi rong xe đi lang thang. Ít nhất là phải ra khỏi cái khu đô thị xa hoa này. Nhưng tôi chẳng biết đi đâu, kiếm ai để gây sự. Ở đâu cũng ngập ngụa ánh sáng, niềm vui, những lời trìu mến. Nhỡ mà tôi có làm gì sai trái, thì mọi người sẽ lại lịch sự bỏ quá hết thôi. Tôi đang rong

Những ngày vui vẻ

1. Là những ngày tụi mình không cãi nhau. 2. Là những ngày bận tối mặt mà vẫn đọc được một trăm trang sách. 3. Là ngồi cafe với anh mà chấm xong hai tập bài kiểm tra. 4. Là được ngồi với anh trên xe máy, ngay trước ngực anh, lọt trong lòng anh, làm nhiệm vụ bật xi nhan, bấm còi khi có hiệu lệnh và được thưởng bằng một cái ôm. Khi nói chuyện mà bỗng chốc hai đứa vui quá, hăng say quá, em sẽ ngẩng đầu lên để nhìn thấy mặt anh đang phấn khích. Ngồi như vậy rất vui vì thường anh sẽ nói: "Mình là cặp đôi cute nhất", "Có người yêu nhỏ con thật thích". 5. Là được đi hiệu sách với anh: Sách Hà Nội hoặc Kafka Bookstore. 6. Là được đi cafe với anh, em chấm bài, anh đọc kiếm hiệp. Cafe Hào, cafe Chiêu hoặc bất kỳ nơi nào. 7. Là khi được phi xe sang quận Tân Phú thăm anh, học thuộc thêm một vài con đường. 8. Là khi được đi trên những con đường của Sài Gòn. Đường Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Nguyễn Thị Minh Khai, Tôn Đức Thắng, Hàm Nghi, Cách mạng tháng Tám của nhữn

Học sinh

Học sinh Khang bảo dạo này cô không chịu viết blog cho con đọc. Nghe vậy thôi là thấy mủi lòng, muốn viết rồi. Nhưng biết viết gì giờ? Hay là, viết về học sinh Khang vậy? Học sinh Khang thường ghé qua phòng cô vào cuối buổi chiều. Học sinh cũng thường cho cô bánh. Mỗi lúc cô buồn (hoặc không buồn), học sinh nhận ra điều gì đấy và hỏi rất nhanh: "Cô buồn hả cô?", "Ê, cô buồn kìa!", "Cô đừng có buồn". Học sinh Khang có mấy lần còn theo cô và em Hiếu xuống tận nhà ăn để nói chuyện tới lúc ăn xong mới thôi. Hoặc theo cô ra tận chỗ gửi xe. Hoặc cùng cô, em Hiếu, bạn My nói chuyện rất nhiều trong lúc đi lang thang, từ phòng học tới nhà ăn, từ nhà ăn tới cổng trường. Những lần như thế, ra về mà lòng cô cứ ở lại trường. Cô cảm thấy nếu cứ thế mà về thì có điều gì ấm áp lắm sẽ trôi đi mất, cô không đành. Lạ lắm. Nhưng lần đó, cô vẫn cứ về. Có hôm học sinh Khang nói: "Cô chở con về", cô còn chối thẳng thừng: "Cô không có bằng lái xe", dù

những ngày bi đát

14/10/2014 Mình thức dậy vào lúc 1h sáng hôm nay. Và mình đã [...] suốt từ đấy đến giờ vì những chuyện của ngày hôm qua. Mình không thoát ra khỏi chúng được. Mình chỉ biết rằng lúc này, mình không muốn đón ngày mới một chút nào hết. Mình đi đâu để trố n được? Trốn công việc nhưng còn học sinh? Chúng bám vào ai? Ngồi soạn bài, bỗng dưng mình thèm một xíu rảnh rỗi để ngồi dịch. Mà rốt cuộc chả có xíu xịu xìu xiu nào cả. 20/10/2014 Ngật ngà ngật ngờ. Không làm việc được mà cũng không ngủ được. Tự dưng mình lại nghĩ quẩn. Thật đấy! Mình nghĩ đến thời mình còn sẵn sàng làm bất cứ việc gì, đi bất cứ đâu, dĩ nhiên không phải vì Tổ quốc giao phó, mà vì mình thích. Mình đã hình dung ra thật rõ ràng rằng mình sẽ làm gì, vui vẻ ra sao, tận hưởng những điều gì trong cái cuộc sống ao ước đó. Mình nghĩ đến thời mình còn khát khao vào Sài Gòn không phải để tìm kiếm mà là để giải thoát. Khỏi Hà Nội, khỏi tất tần tật những áp đặt của kẻ khác. Mình đã từng muốn sống một cuộc sống không ai b

Đội tuyển của cô Hà

Hình ảnh
Dĩ nhiên các con chẳng phải là của cô, của một mình cô rồi, nhưng cô vẫn thích gọi 10  (+2) thành viên của đội tuyển mình như vậy. Vì trong quãng thời gian rất ngắn ngủi vừa qua, tính từ khi thành lập đội tuyển, cô đã được ở bên các con khá nhiều. Cô nhớ rất rõ quá trình cô tìm thấy các con giữa hơn 100 học sinh khối 9 mà cô giảng dạy. Những bài kiểm tra đầu tiên của các con được cô hào phóng cho điểm cao nhất trong khối, chỉ vì cô thấy bạn nào cũng chân thật, cá tính. Những bài viết ấy có thể chưa chuẩn mực, nhưng trong đó luôn có một cái gì đó khiến cho các con khác với số đông, không bị hòa lẫn. Cô nhớ Gia Hân với những phát biểu thẳng thắn tới mức đôi khi khiến cô cảm thấy tự ái, Quang Triết với những trang viết thỏ thẻ, nhẹ nhàng, đầy mơ mộng, Lan Anh với bài văn đong đầy tình yêu về xứ dừa Bình Định,... Mới đi dạy lần đầu, cô không đủ sức lực để truyền cho các con thật nhiều kinh nghiệm, công thức, khuôn mẫu làm bài, mà cũng không thật cần thiết. Cô chỉ có thể giúp các con

LỜI KHUYÊN CHO NĂM HỌC MỚI - MỘT VÀI MẸO NHỎ CHO GIÁO VIÊN MỚI ĐI DẠY LẦN ĐẦU (Ngọc Hà dịch)

Nguồn:  http://happyteacherhappykids.com/back-to-school-advice-tips-for-new-teachers/ N.D: Tôi dịch bài viết này sau khi đọc nó trên một trang web theo tôi là khá hữu ích:  Happy Teacher, Happy Kids.  Bài viết đặt ra mục đích giản dị là để chia sẻ, cho nên những ai say mê các thứ triết lý, kỹ năng sống và giáo dục đao to búa lớn đầy rẫy ngoài kia sẽ không tìm thấy ở đây thứ bạn cần. Việc có hứng thú dịch một bài viết như thế này cho tôi chứng kiến ở bản thân mình một sự thay đổi. Trước đây tôi chỉ quan tâm đến các bài viết lý thuyết liên quan đến chuyên ngành tôi theo đuổi hoặc yêu thích ở Đại học, đôi khi là liên quan đến tác giả tôi đang đọc. Giờ đây, khi đã (tạm gọi là) "lăn lộn" trong việc dạy học một cách thật sự (hồi thực tập chỉ là "giả sự" thôi, :P), tôi mới thấy mấy thứ mình cho là tầm phào lại thành ra quan trọng, còn những chuyện trước kia vẫn rất rất cần, nhưng nếu tôi cứ sống không điều độ, không kế hoạch thì lập tức chúng sẽ trở thành chuyện

[Phần 1] 3 bước soạn bài hiệu quả (Ngọc Hà dịch)

Hình ảnh
Nguồn:  http://www.wikihow.com/Make-a-Lesson-Plan Để soạn được một giáo án hiệu quả nhất, dĩ nhiên bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian, sự chăm chỉ cùng khả năng thấu hiểu mục tiêu, năng lực học tập của học sinh. Mục đích của soạn giáo án cũng giống như mục đích của việc dạy học nói chung, đều là để thúc đẩy học sinh hiểu những gì bạn đang dạy và ghi nhớ nhiều nhất có thể. Sau đây là một số ý tưởng giúp bạn tạo ra hiệu suất tối đa cho công việc này. Bước 1: Vạch ra CẤU TRÚC CƠ BẢN cho giáo án Mục tiêu: Dạy học sinh hiểu về các mùa 1. Hiểu rõ mục tiêu của mình Khi bắt đầu mỗi bài soạn, hãy viết mục tiêu bài học vào phần trên cùng của giáo án. Hãy làm cho mục tiêu ấy trở nên đơn giản tới không ngờ nổi. Chẳng hạn:  “Học sinh có khả năng nhận biết những cấu trúc cơ thể khác nhau của động vật cho phép chúng ăn, thở, vận động và phát triển” . Một cách cơ bản nhất, đây chính là những gì mà học sinh có thể làm được sau khi học bài! Nếu muốn kỹ hơn một chút, chúng ta sẽ