Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 12, 2016

Quyền được tiêu cực

Hình ảnh
Chú tác giả những dòng chữ trong hình ơi, chú đã làm thỏa mãn một người từng được mang tiếng là hay nhăn nhó hậm hực với đời. Bởi "cố gắng cảm thấy hạnh phúc hơn cũng vô ích như cố gắng trở nên cao ráo hơn". Họ nói với cháu rằng hãy nhìn những tấm gương luôn sống tươi vui hạnh phúc. Nhưng cháu hiểu có cả tỉ điều kiện đằng sau khiến họ như thế (trong đó bao gồm cả yếu tố di truyền). :) Họ nói rằng: Nói thế là chưa tích cực, còn tiêu cực. Thì cháu không trách họ. Vì cháu hiểu sự bùng nổ của sách self-help cùng với vô vàn khóa học tào lao xí bột mà người ta bỏ tiền để mua về rồi tin lấy tin để (như thể không tin thì sẽ phí tiền) đã khiến họ như thế. Đã khiến họ tin rằng có một thứ siêu năng lực gọi là "trở nên tích cực", gặp bất kì chuyện gì chỉ cần bấm công tắc tích cực. Cháu không tin. Cháu những muốn nói rằng ở đâu ra một quan niệm nhìn đời đơn giản như vậy. Tích cực vô điều kiện ư, sao có thể? Con người chúng ta là một thực thể phong

Ảnh phim Hà chụp

https://www.flickr.com/photos/150201030@N03/

Ai làm cho bể kia đầy

Hình ảnh
Nó vẫn loay hoay tìm con đường cho riêng mình. Có những lúc, nó tưởng như đã tìm ra, tưởng như mình có thể từ đây bắt đầu một con đường mới. Nhưng những lúc như lúc này, nó cảm nhận được một tiếng gọi âm thầm, cất lên giữa những nỗi buồn, sự tổn thương, nỗi giận hờn, sự kiệt quệ. Tiếng gọi nhỏ bé mà dai dẳng, hình như nó đã từng nghe rất nhiều từ thời thơ bé, hình như nó cũng đã từng quên. Rằng, nó thuộc về công việc đó. Những ngày này, việc học mang lại cho nó nhiều niềm vui. Nó thích làm đứa học trò lẽo đẽo đi theo những người thầy giỏi, nó thích mang tới niềm vui cho họ bằng ánh mắt, bằng lời khen, bằng món quà, vì họ xứng đáng. Nó cảm giác như được quay lại quá khứ trong trẻo của chính mình, khi còn là một nữ sinh đầy say mê trên ghế nhà trường.  Nhưng nhớ lại xem, điều gì khiến nó đã từng say mê như vậy? Có phải là đam mê thuần t

Phân biệt

Thời xưa, khi thế giới còn phân biệt màu da, chủng tộc, Gandhi cũng như biết bao người nổi tiếng khác mà ta đều biết, đã đấu tranh không biết mệt mỏi để xóa đi những phân biệt đó. Giờ đây, sự bình đẳng tưởng như đã được xây dựng, ai cũng hiểu nó. Nhưng kỳ thực, phân biệt vẫn tồn tại ở những hình thức thật tinh vi và khó chịu. Hoàn cảnh xuất thân, vùng miền, giáo dục, tri thức, tiếng nói vẫn còn là những cái cớ chúng ta đưa ra để chứng minh mình khác biệt với người khác. Ở một xứ sở nọ, người ta nghiện cảm giác cao quý và khác biệt. Người ta nghiện tri thức, hiểu biết, nghệ thuật tới mức những chuyện ăn uống đi lại hàng ngày dường như đều là chuyện tầm thường không thể nào nghe nổi. Người ta cũng nghiện sự cô đơn, một cách thật lý thuyết, ngớ ngẩn, cho đó là hệ quả của việc mình quá ưu tú. Ở một nhóm khác, lại có những người coi việc bám đuôi, bợ đỡ những người "thanh cao" kia là một thú vui và nhờ thế cũng làm mình thanh cao thêm đôi phần. Người ta không cảm thấy có một cá